Bạn đang xem bài viết Bệnh Sởi: Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách Chăm Sóc Cho Bé. được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có thể chia làm các giai đoạn :
– Thời kỳ ủ bệnh : (từ lúc bị nhiễm siêu vi trùng đến lúc có triệu chứng bệnh) Trung bình là 10 ngày (có thề thay đổi từ 7đến 18ngày): trẻ có thể sốt nhẹ.
– Thời kỳ khởi phát (còn gọi là thời kỳ viêm long): Đây là thời kỳ hay lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện như sau:
Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5 oC đến 40 o C, có thể có sốt cao co giật, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ đau khớp.
“Viêm long”(có triệu chứng giống như cảm cúm): thường xảy ra ở mắt và mũi, gây chảy nước mắt, đổnghèn nhiều, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy.
Khám họng trong giai đoạn này có thể thấy những chấm trắng nhỏ khoảng1mm mọc trên nền niêmmạc má viêm đỏ,có vị trí ngay với răng hàm thứ nhất, đó là dấu “Koplik ” rất có giá trị để giúp chẩnđoán khi phát ban. Thời gian tồn tại của dấu hiệu này khoảng 12 đến 18 giờ.
– Thời kỳ toàn phát (hay còn gọi là thời kỳ phát ban): Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 gờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh.Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết tiêu hóa.
Dấu hiệu Koplik
Khuôn mặt bé bị sởi
Ban sởi toàn thân
– Thời kỳ phục hồi : Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da loang lỗ như da cọp nên được gọi là “vết vằn da hổ”
Biến chứng của bệnh sởi:
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong hoặc sau khi mắc bệnh sởi.
Xuất huyết giảm tiểu cầu: Thường xảy ra từ ngày 3 đến ngày 5
Điều trị:
Chủ yếu là điều trị nâng đỡ, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nên cho trẻ nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với ánh sáng mạnh trong giai đoạn sợ ánh sáng nên cho trẻ ăn chế độ giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, giữ gìn vệ sinh răng miệng.
Cách chăm sóc người bệnh và phòng lây lan ra cộng đồng như thế nào? Làm gì để phòng ngừa bệnh sởi?
Chích ngừa sởi. Đây là biện pháp chủ động để ngừa bệnh sởi.
Trẻ được chích ngừa Vaccine sống giảm độc liệu 1 lần, thường vào tháng thứ 9 (theo lịch chương trình tiêu chảy Quốc gia). Do miễn dịch bảo vệ của vaccine chỉ đạt được 90%) và với sự giảm miễn dịch dần theo thời gian, nên chích ngừa mũi thứ 2 cho trẻ < 10 tuổi. Hiện tại đã có loại Vaccine phối hợp 3 bệnh: Sởi, Quai bị và Rulella (MMR hay Trimovax).
Các bậc phụ huynh nếu có nhu cầu tiêm ngừa phối hợp 3 bệnh: sởi – Quai bị – Rubella cho con em mình có thể đến phòng khám Trẻ em lành mạnh của bệnh viện Nhi Đồng 2 số 14 Lý Tự Trọng Q.1 chúng tôi (vào giờ hành chánh và sáng thứ 7) để được tham vấn và tiêm ngừa.
Các Bệnh Ngoài Da Ở Trẻ Em: Triệu Chứng Và Cách Chăm Sóc
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Phạm Bích Ngọc – Bác sĩ Bệnh viện da liễu Hà Nội
Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp
1. Rôm sảy – Một trong các căn bệnh ngoài da ở trẻ em phổ biến nhất
Rôm sảy là một trong các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất, rất phổ biến trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là trong thời tiết nóng nực, mồ hôi bé tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng trong ống bài tiết. Miệng ống bài tiết dễ bị bụi, ghét bịt kín nên khiến cho làn da của bé bị nổi rôm sảy.
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. không mặc quá nhiều quần áo hoặc quấn tã.
Giữ nhiệt độ trong phòng đừng cao quá, hé mở cửa sổ để không khí lưu thông.
Cho trẻ uống nhiều nước, không nên ăn nhiều đồ ngọt.
Tắm trẻ bằng nước ấm, hoặc bằng sữa tắm của bác sĩ da liễu kê, thoa bột Talc y tế vào những chỗ ra nhiều mồ hôi.
Bệnh tay chân miệng là bệnh ngoài da ở trẻ em có thể xuất hiện quanh năm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp lúc thì có thể dẫn tới trường hợp sốc, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi thậm chí là tử vong.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
Chất thải của trẻ cần được xử lý bằng Cloramin B trước khi cho vào hệ thống chất thải chung. Người nhà thường xuyên vệ sinh tay khi chăm sóc cho bé.
Bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua đường tiếp xúc, cho nên khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng thì nên cách ly trẻ với các trẻ em khác. Bạn nên cho bé đi khám các bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp nhất, tránh các biến chứng xảy ra.
Đối với trường hợp trẻ mới mắc bệnh và nhẹ, thì bác sĩ có thể kê đơn và để bạn có thể tự khắc phục bệnh cho bé ngay tại nhà..
Đối với trường hợp trẻ bị nặng trở lên thì cần cho bé nhập viện để theo dõi và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nếu trẻ sốt cao liên tục không hạ hoặc có biểu hiện giật mình ngay cả khi đang chơi đùa, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để được theo dõi phát hiện biến chứng
Bệnh ngoài da ở trẻ em tiếp theo không thể thiếu đó là bệnh chàm eczema. Nguyên nhân của bệnh ngoài da này là do gen di truyền, bị kích hoạt bởi thời tiết quá nóng hoặc lạnh, tác nhân dị ứng, xà phòng, quần áo len, nhiễm khuẩn… khiến cho trẻ mắc bệnh.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ da liễu (có thể kê toa kem chống viêm và thuốc kháng histamin).
Nhận biết nguyên nhân chứng bệnh ngoài da eczema (bác sĩ tư vấn): chó, mèo, bột giặt, thức ăn…để phòng tránh tiếp xúc.
Thoa kem làm mềm da cho trẻ và cắt móng tay thật ngắn để trẻ không cào làm tổn thương da.
Cho trẻ mặc quần áo bằng cotton, đừng cho bé mặc đồ len.
Đảm bảo quần áo trẻ phải được xả nước thật kỹ để không còn dấu vết bột giặt hay nước xả vải.
Lúc đầu, da trẻ sẽ đỏ và sưng lên. khi mủ vàng tụ dưới da, chỗ sưng sẽ lớn lên, gây đau nhức.
Mụn nhọt có thể lan rộng ra do các nang lông nằm kề nhau.
Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ, mặc quần áo vải cotton.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ da liễu khi có một trong các dấu hiệu: Có nhiều mụn nhọt, có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, nhọt đau nhiều, sau 2-3 ngày nhọt không bể ra.
Nếu ung nhọt nhẹ có thể dùng cồn 70-90 độ hay thuốc sát trùng chấm nhè nhẹ vào vùng nổi nhọt và che kín bằng một miếng gạc băng bó.
Không nên cố làm cho nhọt vỡ ra. vì sẽ rất đau và làm nhiễm trùng lan rộng.
Trong các bệnh ngoài da ở trẻ hay gặp, chốc lở do vi khuẩn gây ra sẽ lan rất nhanh nếu không được chữa trị kịp thời.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kê toa kem, thuốc kháng sinh
Rửa sạch vùng da đóng vảy cứng bằng nước ấm và thấm khô.
Trong thời gian trẻ mắc bệnh cha mẹ nên sử dụng khăn mặt và khăn tắm loại dùng một lần rồi bỏ để tránh lây bệnh.
Nên cho trẻ nghỉ học tới khi khỏi hẳn vì chốc lở rất dễ lây.
Trẻ em dưới 12 tuổi là đối tượng dễ mắc phải bệnh thủy đậu. Bệnh này khá lành tính tuy nhiên rất dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp lúc.
Giống như một số bệnh ngoài da ở trẻ em hay gặp khác thì bệnh thủy đậu bắt đầu bằng việc bé bị sốt, nhức đầu và đau họng nhẹ tuy nhiên lại không có dấu hiệu phát ban.
Triệu chứng có thể kéo dài trong vài ngày, mức độ sốt trung bình của bé từ 38°c đến 39°c.
Sau đó bé sẽ nổi các nốt đỏ ở vùng bụng và lưng, kế đến là lan ra khắp cơ thể bao gồm cả mặt, miệng, tay, chân và cả bộ phận sinh dục.
Chúng kéo dài khoảng 2 đến 4 ngày sau đó phát triển thành mụn nước. Tiếp đến chúng sẽ tự khô đi và khỏi trong 4 đến 5 ngày.
Thủy đậu là do virus gây ra, do đó thuốc kháng sinh trong trường hợp này là không có tác dụng. tuy nhiên, kháng sinh vẫn được chỉ định nếu vi khuẩn xâm nhập vào các vết loét.
Khi bé có dấu hiệu thủy đậu, mẹ nên cho bé đi khám ở các cơ sở uy tín. bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình điều trị phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và tình trạng bệnh của bé.
Trong quá trình chăm sóc, cha mẹ không nên cạy nốt thủy đậu hay làm vỡ chúng, vì nguy cơ lây lan rất cao.
Cách ly trẻ để tránh lây bệnh cho người lành.
Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bằng sữa tắm bác sĩ kê, kiêng gió…
Bệnh thuỷ đậu hiện đã có vắc-xin phòng bệnh, do đó cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng từ khi còn bé. Nếu không may trẻ bị thuỷ đậu cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để có sự chăm sóc và điều trị tốt nhất từ bác sĩ.
Cách phòng ngừa các bệnh ngoài da ở trẻ em
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Ba mẹ cho con ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các loại trái cây mọng. Thực đơn hàng ngày nên giàu axit béo omega-3 có trong cá hồi, dầu cá và hạt lanh, rau, chuối, táo.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: Tiêm vắc – xin và cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 2 năm đầu đời.
Khuyến khích bé vận động nhiều hơn: Bé vận động nhiều, thích tìm tòi khám phá thế giới bên ngoài sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho con sau khi ra ngoài vận động là được.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Thường xuyên thay tã, các loại quần áo, vải vóc,… vệ sinh làn da và tắm rửa sạch sẽ cho con hàng ngày.
Triệu Chứng, Cách Chăm Sóc Trẻ Em Bị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà Và Cách Phòng Bệnh
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh vô cùng nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng nên các bậc cha mẹ phải có cách chăm sóc trẻ tốt nhất giúp trẻ vượt qua giai đoạn bị bệnh nguy hiểm. Làm sao để nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết, cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà,….
Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
Dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết
Bệnh nhi thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2 – 7 ngày, kèm theo những biểu hiện sau đỏ bừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu.
Trong một số trường hợp, trẻ có thể kèm theo đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Trẻ nhũ nhi có thể kèm triệu chứng ho sổ mũi hay tiêu chảy. Vào thời điểm này, những triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại vi rút khác.
Tiếp sau đó, bệnh nhi có thể biểu hiện xuất huyết như: xuất hiện chấm xuất huyết (những chấm đỏ không biến mất khi căng da) thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu. Ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo. Những triệu chứng xuất huyết này ít xảy ra vào những ngày đầu. Gan có thể to sau một vài ngày. Khi xét nghiệm công thức máu vào thời gian này, kết quả cho thấy giảm bạch cầu, đó là dấu hiệu cảnh báo khả năng sốt xuất huyết Dengue.
Từ ngày thứ 3 – 7 của bệnh, trẻ bắt đầu hạ sốt khoảng 37,5 – 38 độ C hoặc thấp hơn, một số bệnh nhi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như lừ đừ, mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to, hoặc một số trường hợp diễn tiến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện tay chân lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp hoặc không đo được. Tất cả những trường hợp trên cần phải được nhập viện ngay và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Nếu để tình trạng sốc kéo dài, bệnh nhi có thể tổn thương nhiều cơ quan, có thể dẫn đến tử vong.
Điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà như sau
Có những bệnh nhi vào thời điểm ngày 6,7 của bệnh, hết sốt và bệnh hồi phục, ăn uống tốt, đặc biệt xuất hiện mẫn đỏ ngứa ở tay chân, làm phụ huynh lo lắng đưa trẻ đến bệnh viện nhưng được các bác sĩ giải thích đây là đang phục hồi.
Những trường hợp trẻ sốt xuất huyết được bác sĩ khám và cho điều trị ngoại trú hay tại nhà, quý phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Khi trẻ sốt cao hơn 38 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt, lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, gây co giật.
Cho trẻ ăn những thứ ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và nên cho nhiều bữa nhỏ.
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: nước điện giải Oresol, nước lọc, nước sôi nguội, nước trái cây, nước cam, nước chanh.
Tái khám cho trẻ
Cung cấp thêm vitamin các nhóm A, B, C để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Nếu có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện:
Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống
Đau bụng, nôn nhiếu, nôn khan
Quấy khóc, bứt rứt, trăn trở khó chịu hoặc li bì
Cần tránh
Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen
Không tự ý cho trẻ uống thuốc.
Không cạo gió, vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi, Xá xị… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.
Không dùng hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen (vì dễ gây xuất huyết nặng)
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:
Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
– Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Những Triệu Chứng Của Bệnh Tiểu Đường Ở Trẻ Em Và Cách Chăm Sóc Phù Hợp Nhất
1. Tổng quan về bệnh đường ở trẻ em trên toàn thế giới
Bệnh tiểu đường loại 1 được biết đến là một bệnh tự miễn, có nghĩa là một tình trạng mà trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công một trong các mô hoặc các bộ phận của cơ thể. Ở bệnh tiểu đường loại 1 , các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị phá hủy.
Ở Anh và xứ Wales 17/100.000 trẻ mắc bệnh tiểu đường mỗi năm
Ở Scotland con số này là 25/ 100.000 trẻ
Ở Phần Lan con số đó là 43/ 100.000 trẻ
Tại Nhật Bản là 3/100.000 trẻ.
2. Nguyên nhân
Có một loại hoocmon do tuyến tụy tiết ra gọi là hoocmon insulin, có chức năng chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành năng lượng. Khi bị mắc bệnh tiểu đường, do thiếu loại hoocmon này, thế nên, đường không được sử dụng một cách đầy đủ trong cơ thể. Đường không được chuyển hóa tích lại trong máu, khiến lượng đường trong máu tăng cao, đường lẫn trong nước tiểu thải ra ngoài. Các triệu chứng chính là tương tự như ở người lớn. Trẻ có xu hướng đi vào trong một vài tuần: khát, giảm cân, mệt mỏi quấy khóc và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
3. Những triệu chứng bệnh tiểu đường ở trẻ
4. Cách điều trị bệnh tiểu đường cho trẻ
Hầu hết trẻ bị bệnh tiểu đường cần điều trị insulin. Khi mắc bệnh tiểu đường, con bạn sẽ một phác đồ điều trị bằng insulin riêng, do bác sĩ theo dõi và điều trị.
Bây giờ hầu hết sử dụng các insulin hàng ngày tác dụng nhanh vào ban ngày và insulin tác dụng chậm vào ban đêm.
Cũng như điều trị insulin, kiểm soát đường huyết tốt và tránh “bị hạ đường huyết” ( đường trong máu thấp) là rất quan trọng. Đây là một trong rất nhiều các biến chứng của bệnh tiểu đường , các biến chứng gia tăng tỉ lệ thuận với thời gian mắc bệnh tiểu đường.
5. Chăm sóc trẻ bị tiểu đường
Cha mẹ là những người có vai trò quan trọng trong tiến triển bệnh của trẻ. Giúp trẻ thực hiện:
Giúp trẻ có chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để trẻ quá đói nhưng cũng đừng để trẻ quá no.
Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ. Có thể cho trẻ ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
Chú ý không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các bữa ăn cho trẻ.
Sống chung với bệnh tiểu đường, cha mẹ và cả trẻ (khi đủ lớn để hiểu về bệnh tiểu đường) sẽ không dễ dàng để chấp nhận nó. Nhưng, chỉ khi thật sự hiểu và chấp nhận bệnh tiểu đường, cha mẹ sẽ giúp trẻ , cả tự bản thân trẻ, mới thích nghi với cuộc sống ” chung với tiểu đường”. Có như thế , tiểu đường mới có tiến triển tốt hơn. Sự hiểu biết tất cả các khía cạnh khác nhau của bệnh tiểu đường và điều trị của nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng sẽ có lợi cho con và cuộc sống gia đình.
Đo lượng đường trong máu và dạy cho con của bạn như thế nào để làm điều này ngay khi chúng đủ tuổi.
Gặp bác sĩ một cách thường xuyên, và đặc biệt nếu trẻ bị bệnh vì lý do nào – điều trị có thể cần phải điều chỉnh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Sởi: Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách Chăm Sóc Cho Bé. trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!