Bạn đang xem bài viết Bệnh Huyết Áp Thấp Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thực chất huyết áp là áp lực trong lòng mạch. Áp lực ở mức vừa đủ để tim có thể vượt qua, bơm máu đến hệ thống tuần hoàn cơ thể. Tình trạng huyết áp hạ thông thường có thể do bất kỳ nguyên nhân nào, chỉ là tình trạng nhẹ hoặc thoáng qua.
1. Tìm hiểu về bệnh huyết áp thấpHiện tượng huyết áp giảm đột ngột xuống dưới 90/60mmHg chính là bệnh huyết áp thấp. Khi bị huyết áp thấp, mạch co lại làm thể tích máu giảm đi.
Huyết áp người được thể hiện bằng 2 chỉ số.
Số đầu tiên là chỉ số huyết áp tâm thu, là áp lực trong lòng động mạch lúc tim co bóp và đầy máu, thường cao hơn chỉ số sau.
Chỉ số thứ hai là áp lực tâm trương, là áp suất trong lòng động mạch, khoảng cách tim nghỉ giữa hai lần bóp.
Vì vậy, nếu có huyết áp thấp hơn 90/60mmHg, bạn đang bị huyết áp thấp, nghĩa là:
Chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90mmHg.
Chỉ số huyết áp tâm trương thấp hơn 60mmHg.
Huyết áp thấp có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi và đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý y khoa. Những hoạt động như: tập thể dục thường xuyên, đứng lên từ tư thế thấp như nằm hoặc ngồi, đứng quá lâu đều có thế làm huyết áp giảm xuống. Đây được gọi là huyết áp thấp tư thế đứng hoặc huyết áp thấp tư thế.
Huyết áp thấp là một bệnh lý về tim mạch. Được kết luận khi trị số huyết áp thấp hơn 90/60mmHg (huyết người bình thường là 120/80mmHg). Hoặc giảm nhiều hơn 20mmHg so với trị số huyết áp vừa đo bình thường trước đó.
Huyết áp thực chất là lực đẩy máu đến thành động mạch khi tim thực hiện bơm máu. Vì vậy, nếu huyết áp bị giảm đột ngột, thì não sẽ không được cung cấp đủ lượng máu dẫn đến các triệu chứng: chóng mặt, hoa mắt. Những bệnh nhân mắc bệnh huyết áp thấp mãn tính thì các cơ quan trong cơ thể nhanh chóng suy yếu do hiện tượng tụt huyết áp lặp đi lặp lại nhiều lần, cơ thể thường xuyên bị thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng.
Các trường hợp đặc biệt nguy hiểm là huyết áp giảm đột ngột có thể dẫn đến sốc, nhất là khi đang ở một mình, đang lái xe, làm công việc ngoài trời, ở trên cao,… có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Đặc biệt, ở những người có chứng bệnh huyết áp thấp càng lâu thì nguy cơ tai biến mạch máu não càng nhiều, lên tới 10-15%. Nếu hiện tượng này kéo dài liên tục hơn 2 năm sẽ dẫn đến nguy cơ mất trí nhớ sẽ cao gấp 2 lần. Bên cạnh đó, người già trên 50 tuổi có khả năng chuyển từ huyết áp thấp thành huyết áp cao nên cần theo dõi huyết áp sát sao, thường xuyên.
Trong lòng mạch không đủ thể tích máu. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể bị mất nước hoặc mất máu, có nghĩa là trong cơ thể không có đủ lượng dịch cần thiết. Cơ thể người mất nước trong trường hợp:
Cơ thể không đủ nước
Đổ mồ hôi nhiều (ví dụ khi vận động như tập thể dục, thể thao)
Tim hoạt động co bóp yếu.
Một số hormone trong cơ thể và hệ thần kinh có nhiệm vụ kiểm soát các mạch máu có dấu hiệu hoạt động không bình thường.
Khi mang thai
Kiệt sức do cảm nhiệt hoặc do nhiệt
Uống một số thuốc không cần kê toa.
Sử dụng một số loại thuốc theo toa: thuốc trầm cảm, thuốc trị cao huyết áp hoặc Parkinson.
Tuy không nằm trong những trường hợp kể trên, bạn vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp. Người cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn người trẻ tuổi. Phụ nữ mang thai mắc bệnh huyết áp thấp khá phổ biến.
Trong trường hợp huyết áp giảm đột ngột thì nguyên nhân có thể là:
Xuất huyết dẫn đến mất máu
Nhiệt độ cơ thể hạ thấp
Nhiệt độ cơ thể tăng cao
Bệnh cơ tim dẫn đến suy tim
Nhiễm trùng máu, nhiễm nấm nặng
Cơ thể mất nước nghiêm trọng do sốt, nôn ói hoặc tiêu chảy
Cơ thể phản ứng với rượu hoặc thuốc.
Cơ thể có phản ứng dị ứng trầm trọng (còn gọi là quá mẫn).
Theo độ tuổi tăng dần thì nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp sẽ tăng nên. Có kết quả trên là do lượng máu lên não và về cơ tim sẽ giảm dần theo độ tuổi, vì có sự tích tụ mảng bám trong lòng mạch máu. Ở độ tuổi trên 65 có khoảng 10 – 20% người mắc bệnh huyết áp thấp.
Có một số loại thuốc khi sử dụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp ngư thuốc lợi tiểu, giãn mạch và nitrat.
Tiền căn có nguy cơ mất dịch trong cơ thể (sốt, tiêu chảy, nôn mửa,hạn chế dịch)
Tiền căn bệnh lý như suy tim, ung thư, tiểu đường, nghiện rượu, sung huyết .
Có bằng chứng xét nghiệm thần kinh về bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh Parkinson hoặc chứng loạn thần kinh sinh dưỡng gia đình (như phản ứng đồng tử bất thường).
2. Những triệu chứng thường gặp khi bị cao huyết ápTriệu chứng huyết áp thấp hoa mắt , chóng mặt thường xuất hiện vào thời điểm lúc bạn thay đổi tư thế một cách đột ngột: ngồi bật dậy khi đang nằm, đứng dậy sau khi ngồi quá lâu hoặc khi đứng trong nhiều giờ liên tục.
Khi đó bạn sẽ cảm thấy mọi vật thể như đang không thể kiểm soát được và xoay tròn xung quanh. Đặc biệt lưu ý nếu như bạn gặp phải tình trạng này quá thường xuyên.
Nếu bị huyết áp thấp, thì đau đầu là phiền phức lớn nhất của các bệnh nhân. Cơn đau đầu sẽ nặng hơn sau khi hoạt động thể chất nặng hoặc mỗi lần não căng thẳng.
Tình trạng đau đầu này ở mỗi người có mức độ và tính chất khác nhau và thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu. Cũng có lúc vừa đau vừa tê nhức hoặc đau ở mức độ nặng hơn.
Khi huyết áp bị hạ thấp ở mức độ nghiêm trọng người bệnh có thể sẽ có triệu chứng ngất (là tình trạng mất ý thức đột ngột). Việc rơi vào cơn ngất đột ngột nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến gãy xương và các chấn thương cơ thể khác.
Hãy thử tưởng tượng, nếu như ngất khi đang đi bộ hoặc đang đi xe mà ngã đổ bên đường thì sẽ rất nguy hiểm.
Huyết áp thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn. Bởi vì, khi huyết áp hạ thì máu không đủ cung cấp đến não như bình thường dẫn đến hiện tượng các tế bào không nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy để hoạt động bình thường. Đây là nguyên nhân cản trở khả năng tập trung của người bị huyết áp thấp.
Khi bị bệnh huyết áp thấp nặng, người bệnh có thể bị giảm thị lực, mờ mắt hoặc mất thính giác. Nếu đang đi trên đường mà bị mờ mắt đột ngột có thể gây nguy hiểm. Khi gặp trường hợp này, trước hết nên tìm một chỗ ngồi xuống và nghỉ ngơi, sau đó đợi đến khi thị lực và huyết áp trở lại bình thường.
Khi bị huyết áp thấp có thể có cảm giác buồn nôn và lợm giọng. Lúc này, nhấm nháp một ít nước chanh sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn rất hiệu quả.
Huyết áp hạ có thể khiến chân tay của bạn thường có cảm giác bị lạnh và tê cóng ở bên trong cơ thể. Có hiện tượng này là do cơ thể bạn không thể duy trì cung cấp oxy và tưới máu đến da, làm giảm thân nhiệt. Giải pháp khắc phục tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên dùng ngay một ít thức uống nóng giúp tạo nhiệt cho cơ thể.
Nếu huyết áp xuống đến mức quá thấp, cơ thể bạn sẽ bị thiếu oxy nghiêm trọng, điều này thúc đẩy phổi và trái tim cần tăng cường hoạt động nhằm bù đắp phần oxy thiếu hụt đó, gây ra tình trạng nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh và khó thở
Đây là triệu chứng thường xuất hiện vào buổi sáng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy chân tay tê và rã rời, tinh thần mệt mỏi, buồn, tẻ và không có sức sống. Tình trạng sẽ được cải thiện nếu nghỉ ngơi, ngủ một giấc ngắn. Tuy nhiên, đến chiều hoặc tối cơ thể lại xuất hiện cảm giác mệt mỏi dù không làm việc gì quá sức.
Khi mắc bệnh huyết áp thấp người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, uể oải và rất dễ rơi vào trầm cảm ..
Khi huyết áp giảm, não sẽ phát tín hiệu để nhắc cơ thể uống nhiều nước hơn. Bổ sung thêm nước sẽ giúp huyết áp tăng trở lại.
3. Các cách điều trị huyết áp thấpChế độ ăn uống quyết định việc bạn sẽ mắc chứng bệnh nào, vì vậy sau khi phát hiện bản thân bị bệnh huyết áp thấp, việc đầu tiên là điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cân bằng và khoa học.
Để cân bằng lại huyết áp, nên ăn mặn hơn người bình thường trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự theo dõi cụ thể. Việc ăn mặn hơn cũng sẽ giúp cơ thể giữ nước lâu hơn.
Chú ý ăn đầy đủ các bữa chính trong ngày và không áp dụng bất cứ chế độ giảm cân nào trong thời gian điều trị bệnh. Cafein tự pha có thể điều chỉnh huyết áp vì nó giúp huyết áp tăng lên, có thể sử dụng nước chè để thay thế.
Uống nước lọc đầy đủ để thanh lọc và cân bằng lượng nước trong cơ thể. Đặc biệt là với phụ nữ, bên cạnh việc giúp cơ thể khỏe mạnh còn giúp da đẹp hơn. Nên bổ sung lượng sắt đầy đủ theo từng tháng.
Duy trì một lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe như: giảm lượng rượu bia xuống mức thấp nhất, không hút thuốc, trong trường hợp bệnh quá nặng cần ngưng hẳn việc sử dụng rượu bia.
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, cắt giảm chất béo để phòng ngừa việc thừa cân, tiểu đường, tim mạch.
Làm việc vừa sức, hạn chế cố gắng quá như thức quá khuy hoặc lao động nặng.
Áp dụng các hình thức vận động thể dục nhẹ nhàng vừa phải như đi bộ, chạy đều, cầu lông, bơi lội,…tùy sở thích cá nhân của mỗi người.
Duy trì một lối sống lành mạnh và thường xuyên vận động sẽ giúp cho các mạch máu được co giãn đều hơn, lưu thông và bơm máu tốt hơn. Điều này khiến cho bệnh huyết áp thấp có sự cân bằng hơn, nhanh thuyên giảm và giúp bạn có cuộc sống thoải mái, dễ chịu hơn bao giờ hết.
4. Biện pháp phòng tránh huyết áp thấpĐối với người bệnh khi bị tụt huyết áp cấp tính, không chỉ bị hoa mắt, choáng váng, chóng mặt, tức ngực, đau đầu, khó tập trung, tinh thần mệt mỏi mà các cơ quan quan trọng của cơ thể như não, thận, tim,… cũng có thể bị tổn thương nếu cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng.
Nếu như không được điều trị kịp thời, người mắc bệnh có thể xuất hiện hiện tượng nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy để phòng ngừa bệnh huyết áp thấp và các triệu chứng của bệnh bạn cần:
Để tăng lượng máu và ngăn ngừa sự mất nước thì cần uống thật nhiều nước. Cần hạn chế những đồ uống có chứa chất cồn, cồn khiến cơ thể chúng ta mất nước, giảm huyết áp ngay cả khi bạn đã cung cấp cho cơ thể đủ nước.
duy trì sức khỏe tốt bằng cách cung cấp tất cả dưỡng chất mà cơ thể cần, tập trung vào nhiều loại thức ăn phong phú như: gạo thô, rau xanh, trái cây, cá và thịt gà nạc.
Chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để ngăn ngừa tình trạng huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn. Hạn chế thực phẩm giàu carbonhydrate (tinh bột) ví dụ như: gạo, khoai tây,nui, cháo và bánh mì…
Uống loại cà phê và trà đã tách chất caffeine cũng là một cách giúp huyết áp tăng tạm thời, trong một vài trường hợp, trị số huyết áp có thể tăng 3 – 14mmHg. Vì chất caffeine này có thể gây ra nhiều rắc rối khác nên chú ý tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để xác định lượng cafeine bạn có thể sử dụng..
Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất tại nhà đối với chứng hạ huyết áp là nước ép từ củ cải đường tươi. Uống nước ép này mỗi ngày hai lần để điều trị bệnh. Sau 1 tuần, các triệu chứng sẽ được cải thiện rõ rệt.
Những người mắc chứng huyết áp thấp được khuyên rằng nên tăng lượng muối trong bữa ăn của họ. Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối cũng không tốt cho tim mạch, vì vậy chỉ nên giới hạn ở một mức độ nhất định có sự tư vấn của bác sĩ, không được dùng quá mức.
Thả lỏng để cơ thể được thoải mái rồi nhẹ nhàng đứng thẳng dậy để hạn chế nguy cơ bị chóng mặt, hoa mắt và đau đầu nhẹ xuất hiện khi huyết áp bị tụt trong khi đứng dậy. Thở sâu trong vòng vài phút trước khi rời giường vào buổi sáng, sau đó, ngồi dậy thật chậm rồi mới đứng thẳng.
Để giảm bớt trọng lực vị trí ở đầu giường ngủ nên được kê cao hơn. Nếu sau khi đứng thẳng mới thấy triệu chứng hạ huyết áp thì bạn nên đứng thẳng người, hít thở đều hoặc đặt một chân lên cao (tựa vào tường hoặc gác lên trên ghế), dồn hết sức nghiêng người về phía trước. Động tác này kích thích máu chảy từ chân ngược về tim.
Là một phương pháp đơn giản nhưng có thể điều trị bệnh huyết áp thấp. Ngoài ra nước tắm này có thể làm cơ thể thư giãn.
Theo dõi huyết áp tại nhà giúp bạn nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình để có những biện pháp phòng ngừa và có biện pháp điều trị thích hợp. Nếu không thể kiểm tra tại bệnh viện thường xuyên, bạn có thể mua máy đo huyết áp để trong nhà, vừa tiết kiệm chi phí lại tiện lợi.
5. Lời kếtNguyên Nhân Dẫn Tới Bệnh Huyết Áp Thấp Là Gì ? Cách Điều Trị?
Bệnh huyết áp thấp là căn bệnh gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh về tim. Người bị cao huyết áp có thể bị đau đầu, chóng mặt hoặc bị ngất
1. Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấpBệnh huyết áp thấp là gì? Huyết áp thấp còn được gọi là bệnh hạ huyết áp. Nếu ở mức độ nhẹ, huyết áp thấp không cần phải điều trị. Các nguyên nhân dẫn tới tụt huyết áp gồm có:
– Tác dụng phụ của các loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc gây tê hay gây mê, nitrat, thuốc ngăn ngừa canxi, một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chữa chứng cao huyết áp.
– Do cơ thể mất nước vì đổ mồ hôi hoặc mất máu hay tiêu chảy cấp.
– Do bị ngất, choáng.
– Đột ngột chuyển tư thế, đang nằm hoặc ngồi bỗng nhiên đứng dậy ngay.
– Bị chảy máu trong, do nhiễm trùng cấp tính hay chứng suy tim, đau tim, nhịp tim bất thường.
– Kháng phản vệ (nguyên nhân dị ứng nặng)
– Người bị thần kinh đái tháo đường hay mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên.
Nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp là gì ? Cách điều trị?
2. Cách điều trị bệnh huyết áp thấp?+ Thay đổi chế độ ăn uống khoa học
– Hầu hết các loại bệnh dường như đều do chế độ ăn uống mà ra, vì thế khi phát hiện bạn bị huyết áp thấp thì nên tự điều chỉnh huyết áp của mình bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống.
– Bạn cũng nên ăn thức ăn hơi mặn hơn người bình thường trong một thời gian để cân bằng huyết áp qua một quá trình theo dõi cụ thể. Việc ăn mặn cũng sẽ giúp quá trình giữ nước cho cơ thể lâu hơn nhưng đừng ăn mặn quá. Đặc biệt, người huyết áp thấp nên ăn đầy đủ các bữa chính, và đủ chất.
– Có thể dùng cafein tự pha để điều chỉnh, ổn định huyết áp của bạn được cân bằng hơn vì chất cafein trong nó giúp huyết áp tăng lên hoặc bạn cũng có thể uống nước trà.
– Uống nước lọc đầy đủ để giúp cân bằng nước và thanh lọc được cơ thể.
+ Tạo lập lối sống lành mạnh
– Xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh nhằm bảo vệ sức khỏe: tuyệt đối không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia xuống mức thấp nhất, bỏ hẳn rượu bia nếu tình trạng bệnh xấu.
– Có chế độ ăn uống giảm chất béo để phòng việc quá thừa cân, tim mạch, tiểu đường.
– Không nên làm việc quá sức hoặc thức khuya.
– Thường xuyên vận động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy đều, bơi lội, cầu lông,…tùy theo sở thích cá nhân của mỗi người.
3. Phòng ngừa bệnh huyết áp thấp
Người huyết áp thấp cần có chế độ ăn uống tập luyện lành mạnh
– Uống nhiều nước
– Chế độ ăn uống lành mạnh
– Ăn những bữa nhỏ, ít carbohydrate
– Ăn củ cải đường
– Ăn mặn hơn người bình thường
– Di chuyển chậm khi muốn thay đổi vị trí cơ thể
– Pha ít muối magie vào nước ấm để tắm.
– Đo huyết áp thường xuyên
Các cách xử lý và phòng ngừa bệnh huyết áp thấp khoa học ở trên có thể giúp bệnh nhân tránh khỏi các hậu quả xấu của bệnh. Hy vọng bạn sẽ áp dụng hiệu quả để cải thiện sức khỏe tốt.
Thanh Hiền
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Huyết Áp Thấp, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Có thể sử dụng các kiến thức Thôi miên để tự trị liệu ổn định, xem ở cuối bài viết.
Rất ít người quan tâm tối huyết áp thấp. Các bác sĩ tim mạch khuyến cáo, bất kỳ sự tăng – giảm nào so với mức bình thường đều nguy hiểm.
Huyết áp là sức đẩy của dòng máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể, mỗi khi tim đập là lúc huyết áp cao nhất và gọi là huyết áp tâm thu. Khi tim nghỉ, khoảng thời gian giữa 2 lần tim đập thì huyết áp giảm đi, đó là huyết áp tâm trương.
Chỉ số huyết áp phải căn cứ vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người.
Ở người khỏe mạnh, từ độ tuổi trưởng thành cho đến 30-45 tuổi: huyết áp tâm thu là 90-110mmHg, huyết áp tâm trương là 70-90mmHg được cho là bình thường. Từ 40 tuổi trở lên thì cứ mỗi 10 tuổi, mỗi chỉ số cộng thêm 10.
Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.
Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%.
Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.
Triệu chứng và nguyên nhân
Huyết áp thấp dễ xảy ra với những người quá lao lực, thể trạng yếu, suy dinh dưỡng, phụ nữ… Đặc biệt, huyết áp thấp dễ xảy ra ở người bệnh về tim mạch, béo phì, tiểu đường… với những triệu chứng: mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi, hoa mắt chóng mặt. Khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn.
Suy giảm khả năng tình dục. Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc. Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh. Thở dốc, nói như hụt hơi nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày…
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp. Có thể do sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tâm, thận, tỳ dương, hoặc do hệ thống thần kinh tự động của cơ thể không tự điều chỉnh được dẫn đến tụt huyết áp tư thế.
Cũng có thể do yếu tố di truyền, những người có thể trạng yếu, hoặc người mắc một số bệnh huyết học kèm theo như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, lao…
Các nghiên cứu đã cho thấy, đối tượng mắc bệnh huyết áp thấp thường thuộc các dạng sau:
– Cơ thể bị suy nhược do làm việc quá sức, stress, mất ngủ, với người phải áp dụng giảm cân vì mắc các bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường. – Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc. – Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi. – Hàm lượng hemoglobin thấp. Một người khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/dl còn ở nữ giới là 11,5 tới 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt. – Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể dẫn tới bệnh huyết áp thấp.
Theo các bác sĩ tim mạch, chứng huyết áp thấp không chỉ tập trung vào những người quá lao lực, suy dinh dưỡng, phụ nữ… Giờ đây nguyên nhân gây chứng bệnh này còn có sự tham gia của các yếu tố như cuộc sống căng thẳng, môi trường ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng độc chất… Chính vì thế, huyết áp thấp đã trở thành một trong những căn bệnh thời đại mà ai cũng có thể bị mắc.
Kiểm soát huyết áp thấp
Theo các bác sĩ, tốt nhất người bị huyết áp thấp nên tuân thủ theo chế độ sinh hoạt và ăn uống như sau:
– Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa, vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết. – Ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày). – Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ, thể dục dưỡng sinh, Yoga… – Ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng và lưu ý nên dùng ngay một tách càphê, trà đường nóng, dùng gừng, nhân sâm, hay các thuốc bổ tổng hợp Vitamin khi bị tụt huyết áp… – Đi lại từ tốn, uống nhiều nước, giảm uống rượu, ăn đủ chất gồm hạt toàn phần, rau quả, thịt nạc, ăn nhiều bữa trong ngày, hạn chế bột và đường.
Các bác sĩ tim mạch khuyến cáo, huyết áp cao và huyết áp thấp đều nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được phòng tránh và chữa trị kịp thời. Chính vì thế mà cần phải chú trọng khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh huyết áp thấp, đặc biệt cho thai phụ, học sinh, người lao động… nhằm phòng tránh hậu quả đáng tiếc.
Thông tin tại Trung tâm Unesco Nghiên cứu và ứng dụng thôi miên Việt Nam
Hiện nay có một phương pháp có thể trị liệu bệnh huyết áp thấp thành công.
Hiện nay có một phương pháp có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh mà không cần thuốc, Bạn có đọc nhầm hay không? tôi chắc chắn là bạn không nhầm, bạn hoàn toàn có thể vận dụng trị liệu các kỹ năng kiến thức giúp ổn định huyết áp một cách nhanh chóng.
Nngay tại khoá học bằng các kỹ thuật thôi miên Chỉ có tại Châu Âu lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Khoá học nâng cao sức khoẻ” Khơi nguồn sức sống mới” vận dụng những phép” thần thông ” để người bệnh tự trị liệu khỏi bệnh !
BẠN CÒN DỄ DÀNG THỰC HÀNH NGAY TẠI LỚP
– Khỏi ngay căng thẳng, stress…
– Chữa chấn thương, một số bệnh của cơ thể bạn, rối loạn stress sau chấn thương
– Vật lý các triệu chứng như đau mãn tính, đau vai, đau chân, đau lưng
– Chữa trị Dị ứng và một số phản ứng thần kinh…
– Cài đặt một sức sống mới, tràn ngập hạnh phúc, khoẻ mạnh viên mãn chưa từng có.
– Thực hành ngay các động luyện não hoạt động kích hoạt hooc môn giúp não nhanh nhạy hơn
– Thực hành các động tác khí công giúp khí huyết lưu thông.
– Thực hành ngay xóa bỏ các nỗi ám ảnh, sợ hãi…
– Ứng dụng trị liệu chứng xuất tinh sớm, liệt dương
– Hiếm muộn sinh con
– Trầm cảm
– Đau mãn tính, đau đầu, đau nửa đầu, đau vai gáy, đau lưng mãn tính
– Mất ngủ, căng thẳng, stress.
– Viêm Xoang, đái tháo đường.
– Cai nghiện thuốc, cai nghiện game online…
Huyết Áp Thấp Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị
Thông thường, trị số huyết áp gồm 2 thông số đó là huyết áp tâm thu (hay huyết áp đo được khi tim co bóp, là chỉ số phía trên máy đo huyết áp) và huyết áp tâm trương (hay huyết áp đo được khi tim thả lỏng, là chỉ số phía dưới máy đo huyết áp). Huyết áp của người bình thường dao động quanh khoảng 120/80mmHg (120mmHg – chỉ số phía trên, 80mmHg – chỉ số phía dưới).
Trị số huyết áp thấp là bao nhiêu?Vậy huyết áp thấp có trị số là bao nhiêu? Một người được coi là bị huyết áp thấp khi đo ở trạng thái cơ thể nghỉ ngơi có trị số huyết áp dưới 90/60mmHg. Tức là có trị số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.
Nếu huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mmHg một cách đột ngột hoặc được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán mắc bệnh huyết áp thấp thì cần phải theo dõi và điều trị kịp thời. Đặc biệt với những người già, người có bệnh mãn tính, khi đo huyết áp ở mức thấp càng phải được quan tâm và điều trị, bởi nó có thể gây nguy hiểm do không đủ vận chuyển máu lên não và tới các cơ quan khác trong cơ thể.
XEM NGAY: Huyết áp doãng là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Huyết áp thấp nguyên nhân do đâu?Huyết áp thấp do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể do yếu tố sinh lý như di truyền, môi trường sống ở vùng núi cao; cũng có thể do bệnh lý bởi sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tìm, thận, tuyến giáp, hệ thần kinh,…Ngoài ra, nguyên nhân gây huyết áp thấp có thể xuất phát từ cuộc sống quá căng thẳng, ô nhiễm môi trường, thường xuyên lạm dụng chất độc hại,…
Do phản ứng ngược/tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc gây tê/mê, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa cao huyết áp,…
Do cơ thể mất nước mà không được bổ sung kịp thời như: khi luyện tập, vận động mạnh đổ nhiều mồ hôi, tiêu chảy cấp, nôn ói hay mất máu,…
Do xuất hiện các cơn ngất, choáng bất ngờ.
Do chuyển tư thế đột ngột, đang nằm/ngồi đột nhiên đứng dậy. Lúc đó, các tĩnh mạch dưới chân bị lắng đọng máu do trọng lực cơ thể và máu khó trở về tim để bơm làm huyết áp giảm xuống.
Do dị ứng nặng với một số loại thuốc, thực phẩm hoặc nọc độc từ một số loài côn trùng.
Do chế độ ăn uống không đảm bảo như: thiếu vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu, khiến cơ thể không sản xuất đủ số lượng hồng cầu gây ra huyết áp thấp.
Người bị chảy máu nội bộ làm giảm lượng máu trong cơ thể hoặc mất nhiều máu do vết thương lớn dẫn đến huyết áp giảm nghiêm trọng.
Những người bị đái tháo đường hoặc mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên, parkinson, bệnh gan, loạn nhịp tim,…
Huyết áp thấp cũng có thể gặp ở phụ nữ mang thai.
TÌM HIỂU THÊM: Huyết áp kẹp là gì?
Huyết áp thấp được chia thành 3 loại cơ bản như sau:
Huyết áp thấp nguyên phát: Thường gặp ở nữ giới có độ tuổi từ 20 đến 40. Loại này có thể không xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, tức ngực, hoa mắt, chóng mặt, hay quên, mệt mỏi cũng không phát hiện các bệnh khác. Ngoài việc đo thấy huyết áp thấy trị số thấp ra thì không phát hiện ra điểm bất thường khác.
Huyết áp thấp triệu chứng: Thường gặp ở những người mắc các bệnh như tim mạch, nội tiết, bệnh mãn tính gây mất máu, mất nước và chất điện giải,…
Những biểu hiện cơ bản của bệnh huyết áp thấpHoa mắt, chóng mặt là triệu chứng rất phổ biến khi bạn thay đổi tư thế đột ngột: đứng dậy sau khi ngồi một thời gian dài, ngồi bật dậy khi đang nằm hoặc đứng yên trong nhiều giờ liên tục. Khi đó, cơ thể bạn dường như mất kiểm soát tạm thời, mọi vật thể xung quanh đều như đang xoay tròn. Nếu triệu chứng này xuất hiện thường xuyên thì bạn cần nghĩ ngay tới huyết áp thấp và đi thăm khám bác sĩ để có kết luận chính xác.
Biểu hiện đau đầu dữ dội sau mỗi lần não bộ bị quá tải, hoạt động thể lực nặng rất dễ gặp ở người bị huyết áp thấp. Mức độ và tính chất của những cơn đau đầu sẽ tùy từng người mà khác nhau. Thông thường sẽ bị đau nặng hơn ở đỉnh đầu, có lúc vừa đau vừa tê nhức, khó chịu.
Một biểu hiện tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm của huyết áp thấp là bệnh nhân bị choáng, ngất và mất ý thức đột ngột. Nếu chẳng may, bạn bị ngất ở một nơi không có ai cấp cứu kịp hoặc đang tham gia giao thông sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tai nạn, chấn thương đáng tiếc.
Khi bị huyết áp thấp, máu không đủ cung cấp lên não, các tế bào não sẽ không nhận đủ oxy để hoạt động bình thường. Người bệnh sẽ bị lơ đãng, giảm khả năng tập trung, học tập và làm việc cũng vì thế mà kém hiệu quả hơn.
Dấu hiệu thị lực mắt giảm cũng là một biểu hiện của những người bị huyết áp thấp nghiêm trọng. Nếu bạn đang phải lái xe trên đường mà huyết áp giảm đột ngột, hãy nhanh chóng tìm một chỗ ngồi xuống và nghỉ ngơi cho đến khi huyết áp và thị lực trở lại bình thường rồi mới tiếp tục di chuyển.
Cảm giác lợm giọng và buồn nôn cũng có thể xuất hiện khi huyết áp bị thấp. Biện pháp khắc phục hiệu quả là bạn nên uống một cốc nước gừng để huyết áp tăng trở lại bình thường và giảm cảm giác buồn nôn.
Da dẻ bạn có thể bị nhợt nhạt, lạnh và toát mồ hôi khi huyết áp quá thấp. Nguyên nhân là do cơ thể không thể duy trì vận chuyển máu, cung cấp oxy đến da, gây giảm thân nhiệt.
Khi huyết áp xuống quá thấp, tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt gây nên tim sẽ đập nhanh và nhịp thở gấp gáp hơn.
NÊN XEM:
Cần làm gì để phòng ngừa huyết áp thấp?Những biểu hiện của huyết áp thấp thường xuyên trở nên rất nguy hiểm. Và người bị huyết áp thấp nên ăn gì, làm gì để phòng ngừa. Bạn có thể tham khảo những việc sau:
Ăn uống đủ bữa, đúng giờ (nên ăn kèm thêm 1-2 bữa phụ) với các thực phẩm giàu protein như: thịt gà, cá, trứng và các thực phẩm giàu vitamin C, B như gạo lứt, rau củ (nấm hương, nấm mèo, rau dền, củ cải đường,…), hoa quả (cam, quýt, dứa,…). Thêm nếm vào thức ăn những loại gia vị có tính nóng như hành, tỏi, gừng, tiêu, rượu vang,… cũng rất tốt cho người bị huyết áp thấp.
Không để cơ thể thiếu nước; nên dùng các loại trà đặc, trà gừng nhưng không quá lạm dụng, nước mật ong, sữa, nước chanh đường, nhất là khi cảm thấy chóng mặt, choáng váng.
Ngủ đủ giấc, đúng giờ, nên nằm gối thấp để máu dễ lưu thông lên não.
Không nên bật dậy đột ngột sau khi thức giấc hay vận động nhẹ nhàng trước khi thay đổi tư thế.
Không nên trèo cây/tường cao, ra nắng gắt rất dễ gây choáng váng, ngất xỉu hay để cơ thể bị lạnh đột ngột (nhất là đêm khuya).
Kiểm tra huyết áp thường xuyên để theo dõi và đến thăm khám bác sĩ, điều trị kịp thời.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công Ty Cổ Phần NESFACO
Địa chỉ công ty: Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 093 878 6025 – 1900 633 004
Email: info@nesfaco.com
Huyết Áp Thấp Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Huyết áp thấp là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng của người bệnh. Vì thế tất cả mọi người cần có hiểu biết về bệnh để nhận biết cũng như biết cách phòng tránh, điều trị khi mắc bệnh.
Nguyên nhân gây huyết áp thấpHuyết áp thấp có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng có thể kể đến một vài nguyên nhân khiến huyết áp bị giảm như:
Do phản ứng ngược khi sử dụng một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, nitrat, thuốc ngăn ngừa canxi, thuốc gây tê, thuốc chữa chứng cao huyết áp, một số loại thuốc chống trầm cảm.
Do mất nước (có thể do cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều, bị tiêu chảy cấp, mất máu).
Do các cơn choáng, ngất.
Huyết áp giảm cũng có thể di chuyển đổi tư thế đột ngột.
Do nhiễm trùng cấp tính, chảy máu trong, chứng suy tim, nhịp tim bất thường, đau tim.
Người bệnh bị kháng phản vệ (một phản ứng do dị ứng nặng).
Người bị mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên, đái tháo đường.
Triệu chứng của bệnh huyết áp thấpĐể nhận biết sớm nhất bệnh huyết áp thấp bạn có thể dựa vào một vài triệu chứng sau đây để có phương pháp điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.
Bị suy nhược cơ thể, cơ thể mệt mỏi.
Choáng, ngất và thấy đau đầu nhẹ.
Nhìn mọi vật mờ đi, thị lực bị giảm.
Chóng mặt, hoa mắt.
Tim đập nhanh.
Có cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh.
Bị mất ý thức tạm thời.
Cảm thấy buồn nôn.
Điều trị bệnh huyết áp thấpĐể điều trị dứt điểm, hiệu quả huyết áp thấp bạn có thể thực hiện theo một vài biện pháp như sau:
Bất kỳ loại bệnh nào cũng do ăn uống mà ra. Vì thế, khi phát hiện mình bị huyết áp thấp nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân giúp cơ thể cân bằng lại, huyết áp cũng sẽ tự điều chỉnh.
Trong thời gian cân bằng lại huyết áp thì người bệnh nên ăn đồ mặn hơn người bình thường. Ăn mặn không chỉ cân bằng huyết áp còn giúp giữ nước cho cơ thể trong thời gian dài hơn.
Người bệnh cần ăn đầy đủ các bữa, ăn đủ chất, không được giảm cân theo bất kỳ chế độ nào. Người bệnh cũng có thể sử dụng cafein tự pha để điều chỉnh lại huyết áp bởi cafein có khả năng tăng huyết áp.
Cần uống nhiều nước lọc để cân bằng lại nước và thanh lọc cơ thể. Nhất là phụ nữ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và đẹp da. Đồng thời người bệnh cần bổ sung lượng sắt đầy đủ theo tháng.
Để bảo vệ sức khỏe bạn cần có lối sống lành mạnh như:
Giảm uống rượu bia xuống mức thấp nhất, không hút thuốc, nếu bệnh quá nặng thì cần phải ngưng uống rượu, bia.
Cần phải có chế độ ăn giảm chất béo để phòng ngừa bệnh tim mạch, thừa cân, tiểu đường.
Làm việc vừa sức, không làm việc nặng hoặc thức khuya.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giúp cơ thể được khỏe mạnh.
Phòng ngừa bệnh huyết áp thấpHuyết áp thấp ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây biến chứng ra một số bệnh khác thậm chí có thể khiến tử vong. Vì thế bạn cần phải có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Để phòng ngừa bệnh huyết áp thấp bạn có thể sử dụng một số biện pháp phòng tránh sau:
Uống nhiều nước: nước có khả năng ngăn ngừa mất nước và làm tăng lượng máu cho cơ thể.
Hạn chế đồ uống có chứa chất cồn: bởi cồn sẽ khiến cơ thể bị mất nước, giảm huyết áp ngay cả khi bạn đã cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể.
Có chế độ ăn uống làng mạnh: bạn cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe.
Ăn những bữa nhỏ, ít carbohydrate: để ngăn ngừa tình trạng huyết áp giảm đột ngột thì bạn nên chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và cố gắng hạn chế thực phẩm giàu tinh bột.
Ăn củ cải đường: nước ép từ củ cải đường là một trong những phương pháp điều tị tại nhà hiệu quả được nhiều người áp dụng để điều trị huyết áp thấp.
Ăn mặn hơn người bình thường: những người được chẩn đoán bị huyết áp thấp thường được khuyến khích ăn nhiều muối hơn người bình thường. Nhưng chỉ giới hạn ở mức độ nào đó bởi ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến tim.
Đo huyết áp thường xuyên: để biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình thì bạn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên để có biện pháp phòng ngừa và tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Và những người bị huyết áp không nên xông hơi và nếu muốn xông hơi phải hỏi qua ý kiến của bác sĩ được bác sĩ đồng ý mới xông hơi. Bởi nếu tự ý xông hơi có thể sẽ khiến tình trạng bệnh càng thêm nặng thậm chí là tử vong.
Tóm lại, huyết áp thấp sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phòng tránh và điều trị kịp thời. Vì thế, mỗi người cần lưu ý đến các biểu hiện bất thường của cơ thể, thường xuyên đi khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất và có phương pháp điều trị kịp thời.
Huyết Áp Thấp Là Gì? Triệu Chứng Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Huyết áp thấp là tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.
Huyết áp thấp là bao nhiêu?Người bệnh bị huyết áp thấp nếu có huyết áp thấp hơn 90/60 có nghĩa là:
Huyết áp tâm thu từ 90 mmHg trở xuống
Huyết áp tâm trương từ 60 mmHg trở xuống
Huyết áp thấp là triệu chứng của nhiều bệnh lý y khoa và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là người cao tuổi. Tuy nhiên, việc tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ tư thế ngồi hay nằm có thể làm giảm huyết áp. Điều này được gọi là huyết áp thấp tư thế hoặc huyết áp thấp tư thế đứng.
Triệu chứng bệnh huyết áp thấpCác triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thường xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não giảm đi. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:
Hoa mắt, chóng mặt
Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng
Ngất
Mờ mắt
Thiếu tập trung
Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt
Buồn nôn
Nhịp thở nhanh, nông
Mệt mỏi
Cảm giác khát
Trầm cảm
Bệnh huyết áp thấp mạn tính không có triệu chứng và không nghiêm trọng. Một số người khỏe mạnh tập thể dục thường có xu hướng bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, việc huyết áp giảm đột ngột cũng có thể dẫn đến thiếu máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não. Thể tích máu giảm cũng là nguyên nhân gây suy giảm chức năng đa cơ quan.
Ngoài ra, bệnh nhân bị huyết áp thấp thường có một số triệu chứng nghiêm trọng như: ngất, sốc tuần hoàn và trụy mạch.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp, cụ thể như:
Không đủ thể tích máu trong lòng mạch. Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể bạn bị mất máu hoặc mất nước (uống không đủ nước, bị tiêu chảy nặng hoặc nôn ói nhiều, đổ mồ hôi nhiều…)
Tim co bóp yếu
Mang thai
Hệ thần kinh và một số hormone trong cơ thể có nhiệm vụ kiểm soát mạch máu hoạt động không bình thường
Các vấn đề về nội tiết như tuyến giáp không hoạt động (nhược giáp), tiểu đường hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)
Kiệt sức do nhiệt hoặc cảm nhiệt
Một số loại thuốc được kê theo toa như thuốc trị cao huyết áp, thuốc trầm cảm hoặc Parkinson
Một số loại thuốc không cần kê toa
Ngoài ra, huyết áp thấp cũng vẫn có thể xảy ra với những người không nằm trong các trường hợp được liệt kê trên. Người cao tuổi thường có nguy cơ mắc huyết áp thấp cao hơn những người trẻ tuổi.
Trong một số trường hợp, huyết áp có thể giảm đột ngột, nguyên nhân có thể là do:
Nhiệt độ cơ thể hạ xuống thấp
Mất máu do xung huyết
Nhiệt độ cơ thể tăng cao
Bệnh cơ tim gây suy tim
Nhiễm nấm, nhiễm trùng máu nặng
Phản ứng với thuốc hoặc rượu
Mất nước nghiêm trọng do nôn ói, tiêu chảy hoặc sốt
Phản ứng dị ứng trầm trọng hay còn gọi là quá mẫn
Huyết áp thấp và cách điều trịĐầu tiên, bác sĩ sẽ xác định xem huyết áp thấp có phải do bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang dùng hay không. Nếu có thì bác sĩ chỉ cần đổi thuốc khác hoặc giảm liều một cách thích hợp. Còn nếu có nhiều triệu chứng thì bác sĩ thường cố gắng điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra các triệu chứng này.
Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Bởi lượng natri dư thừa có thể gây suy tim, đặc biệt là ở những người lớn tuổi
Uống nhiều nước hơn để làm tăng thể tích máu và chống mất nước cho cơ thể
Mang vớ ép
Sử dụng một số loại thuốc để điều trị huyết áp thấp tư thế đứng
Ăn nho khô: bạn có thể ăn khoảng 30 – 40 hạt nho khô đã được ngâm nước qua đêm và ăn khi bụng đói
Ăn hạnh nhân
Muối chứa Sodium: dùng với lượng vừa phải
Tỏi
Huyết áp thấp nên uống gì?Khi bị huyết áp thấp, việc bổ sung đầy đủ cho cơ thể là rất quan trọng. Rượu, bia có thể khiến cho tình trạng mất nước diễn ra nhanh hơn, nên bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
Người bệnh huyết áp thấp nên bổ sung đầy đủ nước lọc cho cơ thể, bên cạnh đó là các loại nước như nước dừa, nước khoáng, cà phê, tràm,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng rễ cam thảo đã sấy khô hoặc tán bột vào cốc nước sôi. Lọc và uống trà này vài ngày để kiểm soát tình trạng huyết áp thấp rất hiệu quả.
Huyết áp thấp có nên uống nước gừng?Theo các chuyên gia, khi bị tụt huyết áp, người bệnh có thể uống trà gừng để nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng do huyết áp thấp gây ra, giúp cơ thể dễ chịu hơn.
Mặc dù vậy nhưng bạn cũng nên lưu ý, không được lạm dụng trà gừng quá mức mỗi khi bị tụt huyết áp vì nó có thể gây phản tác dụng và gây ra một số biểu hiện như tiêu hóa kém, ợ nóng… Nhất là đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, không nên sử dụng trà gừng vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé.
Huyết áp thấp KHÔNG nên ăn gì?Có một số loại thực phẩm có thể khiến cho tình trạng huyết áp thấp của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh huyết áp thấp cần hạn chế ăn các thực phẩm như: cà chua; táo mèo; hạt dẻ nướng; các thực phẩm có tính lạnh như rau bina, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh,…
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Huyết Áp Thấp Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!