Xu Hướng 10/2023 # Bé Mọc 1 Răng Nghịch Ngợm Có Đúng Không? Cách Xử Lý Như Thế Nào? # Top 14 Xem Nhiều | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Bé Mọc 1 Răng Nghịch Ngợm Có Đúng Không? Cách Xử Lý Như Thế Nào? # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bé Mọc 1 Răng Nghịch Ngợm Có Đúng Không? Cách Xử Lý Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từ xa xưa cha ông ta đã có câu nói “cái răng cái tóc là góc con người” và có thể từ 2 đặc điểm này mà có thể nhận biết được tính cách, số mệnh của một con người. Nhưng đến hiện nay vẫn chưa có cơ sở nào khoa học chứng minh được những điều này là hoàn toàn chính xác.

Do bé mọc một chiếc răng một nên nó không gây đau đớn, khó chịu nhiều. Chính vì vậy mà trẻ vẫn thoải mái vui chơi khi mọc răng

Khi trẻ mọc 1 răng thì bé vẫn có thể ăn uống được như bình thường nên sức đề kháng của bé sẽ tốt hơn những bé khác. Do vậy nên trẻ sẽ nghịch ngợm hơn so với các bé cùng lứa tuổi mà mọc nhiều răng cùng lúc

Trẻ nghịch có thể là do gen di truyền, nếu một người trong gia đình có tình trạng rối loạn tăng động giảm trí nhớ thì rất có thể bé sinh ra sẽ bị ảnh hưởng

Bé nghịch ngợm, không thể ngồi yên được là do trong hệ thần kinh não bộ của trẻ có chất dẫn truyền thần kinh bị thay đổi

Một số nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở những trẻ sinh đôi cùng trứng

Và cuối cùng tình trạng này còn có thể là do yếu tố tâm lý muốn người khác quan tâm, chú ý nhiều hơn đến mình nên trẻ thường làm những điều “điên rồ” để thu hút sự chú ý của người thân

Bé mọc một răng nghịch không phải chỉ vì do chiếc răng đó mà do nhiều nguyên nhân khác nữa. Vì vậy nên bố mẹ cần chú ý đến sức khỏe, tâm lý của con nhiều hơn khi con đang trong độ tuổi mọc, thay răng.

Muốn được tư vấn kỹ hơn về tình trạng răng miệng

Liên hệ ngay với chuyên gia nha khoa

Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể cải thiện hay ngăn chặn được tình trạng bé mọc 1 răng nghịch. Và cũng chưa có biện pháp nha khoa nào xử lý giúp bé mọc nhiều răng để tránh nghịch ngợm. Bố mẹ muốn con phát triển bình thường, không quá quậy phá thì nên chú ý đến những vấn đề sau đây:

Khuyến khích bé tham gia các trò chơi vận động, thể thao để giải tỏa bớt năng lượng có trong người bé. Việc này sẽ giúp bé tập trung chú ý nhiều hơn, bớt nghịch ngợm lại. Một số môn thể thao bạn có thể cho bé tập hàng ngày là đá bóng, bơi lội, tập võ, tập xe đạp…

Thường xuyên trò chuyện cùng bé để hiểu những gì bé đang nghĩ và để bé thấy mình đang được quan tâm. Lúc này bé sẽ bớt nghịch lại hơn do đã có được cảm giác tích cực từ người thân trong gia đình

Nên thường xuyên khích lệ, khen ngợi bé khi bé làm được nhiều việc tốt. Như vậy sẽ tránh được việc bé suy nghĩ tích cực, đưa ra những hành động tiêu cực

Trẻ thường rất hay bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài bởi vậy nên bố mẹ cần kiểm soát tốt những nội dung bé thường xuyên xem, những hành động của bản thân để tránh bé học theo

Những trò chơi mạo hiểm, bạo lực trên điện thoại sẽ làm bé trở nên nghịch ngợm hơn. Bởi vậy bạn cần kiểm soát được thời gian chơi của con. Tốt nhất chỉ nên cho bé chơi game trong khoảng thời gian 30 – 60 phút

Kiên quyết nói không với những đòi hỏi vô lý của trẻ. Và cho trẻ quyền tự quyết trong giới hạn của con, đưa ra những hậu quả con có thể gặp phải khi thực hiện sai. Như vậy sẽ giúp bé có được những quyết định đúng đắn, không còn nghịch ngợm nữa

Đặc biệt với tình trạng khi bé thay răng, thông thường chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng và mọc răng vĩnh viễn trước. Chính vì vậy cần đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa thăm khám thường xuyên, các bác sĩ sẽ theo dõi tiến trình thay răng của trẻ để ngăn ngừa tình trạng răng mọc sai vị trí, xô lệch… Việc này sẽ giúp bé có được hàm răng đều, đẹp, chuẩn khớp cắn.

HỆ THỐNG NHA KHOA PARIS TIÊU CHUẨN PHÁP

CẦN ĐƯỢC GỌI LẠI – NHẬN ƯU ĐÃI

Bé Mọc Răng Sớm Có Sao Không? Nên Chăm Sóc Cho Bé Như Thế Nào?

Bé mọc răng sớm có sao không? Nên chăm sóc cho bé như thế nào?

Thông thường bé bắt đầu mọc răng khi được 5, 6 tháng tuổi và sẽ hoàn tất hàm răng sữa vào lúc 3 tuổi. Tuy nhiên, có một số bé 3, 4 tháng tuổi đã mọc răng khiến bố mẹ lo lắng, không biết hiện tượng bé mọc răng sớm có phải biểu hiện bất thường hay không. Vậy hãy Nha khoa Trẻ sẽ làm rõ những vấn đề xoay quanh việc bé mọc răng sữa sớm cũng như cách chăm sóc cho bé qua bài viết sau.

Khi bé mọc răng, các năng lượng trong cơ thể sẽ được tập chung lại để đẩy mạnh quá trình răng nhú lên khỏi nướu, do đó cơ thể của bé sẽ gặp phải một số rối loại dễ nhận biết:

Cơ thể mệt mỏi, hay cáu gắt, quấy khóc vào ban ngày và cả ban đêm.

Bé mọc răng bị chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.

Bé bị ngứa lợi, bứt dứt nên thường nghiến lợi và gặm đồ vật xung quanh.

Nướu có hiện tượng sưng to, tấy đỏ.

Triệu chứng sốt mọc răng ở trẻ, sốt không quá 39 độ.

Rối loạn chức năng tiêu hóa dẫn đến hiện tượng trẻ đi tướt (tiêu chảy) khi mọc răng.

Chán ăn, bỏ bú làm giảm sức khỏe và gây ra tình trạng sụt cân ở bé.

2. Bé mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không?

Theo chuyên gia nha khoa cho biết, bé mọc răng sớm hay muộn là điều hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào cơ địa và sức khỏe của trẻ nên được coi là yếu tố bẩm sinh và không thể thay đổi được. Không chỉ có trường hợp trẻ 3 tháng tuổi mọc răng mà còn có những trẻ sơ sinh có sẵn 1 – 2 chiếc răng ngay từ khi trẻ sinh ra.

Cũng có những trẻ mọc răng muộn, khoảng 8, 9 tháng tuổi mới mọc răng, thậm chí có một số bé hơn 1 tuổi mới mọc răng lần đầu. Vậy nên, thay vì lo lắng bé mọc răng sớm có sao không thì bố mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và cách vệ sinh răng miệng cho bé để bảo vệ sức khỏe răng miệng ngay từ sớm.

3. Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng

Chế độ ăn uống của bé:

Nên cho bé ăn các thức ăn dạng lỏng, mềm để hạn chế đau nhức trên nướu của bé. Đồng thời bổ sung hàm lượng canxi để giúp răng trẻ mọc lên được khỏe mạnh.

Tránh cho bé ăn các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì dễ làm tình trạng đau nhức khi mọc răng nghiêm trọng hơn.

Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn, đặc biệt khi trẻ có triệu chứng tiêu chảy.

Vệ sinh răng miệng khi bé mọc răng:

Luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách lau sạch nước dãi chảy quanh miệng và nước bằng khăn mềm, sạch.

Sau các bữa ăn thì mẹ nên vệ sinh nướu cho bé bằng bông gạc hoặc vải mềm, lau nhẹ nhàng nướu của bé.

Nên cho bé uống nước lọc sau khi bú và sau khi ăn.

Để giảm đau nhức nướu cho bé thì mẹ có thể thực hiện massage nướu lợi bằng cách quấn bông gạc vào ngón trỏ rồi nhẹ nhàng chà sát nướu của bé. Việc này có thể thực hiện đồng thời với việc vệ sinh miệng cho bé sau mỗi bữa ăn.

Bố mẹ nên cho bé ngậm núm ti giả thay vì để trẻ cắn đồ chơi.

Nếu bé bị sốt mọc răng thì mẹ chỉ cần lau nước ấm để hạ sốt cho bé. Nếu tình trạng sốt nghiêm trọng hơn, sốt cao trên 39 độ thì bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để thăm khám kỹ lưỡng hơn.

Như vậy, bé mọc răng sớm hay muộn sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng phát triển sau này của bé. Việc bố mẹ cần làm lúc này là chăm sóc răng miệng đúng cách cho bé, giúp bé cảm thấy dễ chịu và trải qua được giai đoạn mọc răng một cách nhẹ nhàng nhất.

Bé Mọc Răng Chậm Cha Mẹ Nên Xử Trí Thế Nào?

Khi bé mọc răng chậm, cha mẹ thường lo lắng và tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Phụ huynh cần phải có được những kiến thức nhất định về vấn đề này để có những cách xử trí chính xác nhất.

Thông thường thì trẻ khoảng 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên cũng có trường hợp bé gần 1 tuổi vẫn chưa mọc răng. Tình trạng chậm mọc răng này không chỉ xuất hiện ở những trẻ còi xương, suy dinh dưỡng mà còn có thể xảy ra ở những bé phát triển bình thường.

1. Nguyên nhân chậm mọc răng ở trẻ Do yếu tố di truyền

Đây là yếu tố có ảnh hưởng nhất định và có thể là nguyên nhân gây ra cho trẻ chậm mọc răng. Trong trường hợp người thân, nhất là những người có quan hệ huyết thống gần gũi như ông bà, cha mẹ trước đây cũng mọc răng chậm thì nhiều khả năng bé cũng sẽ bị như vậy.

Trẻ chậm mọc răng có thể do yếu tố di truyền

Do bị suy dinh dưỡng

– Việc thiếu dinh dưỡng cũng có thể dẫn tới chậm mọc răng ở trẻ. Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu chất của trẻ có thể là do:

+ Bé bú không đủ sữa hoặc sữa công thức không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

+ Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở một số bé không được tốt.

– Để xác định được trẻ chậm mọc răng do suy dinh dưỡng thì ngoài việc răng mọc chậm sẽ kèm theo các biểu hiện sau đây:

+ Liên tục vài tháng không tăng cân, chiều cao.

+ Ngủ không ngon giấc vào ban đêm, hay giật mình khóc thét, có khi khóc tím cả người.

+ Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.

+ Bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng.

Do suy giáp

Nếu tuyến giáp không sản xuất ra đủ lượng hormone cần thiết đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của cơ thể thì sẽ gây ra tình trạng suy giáp. Điều này làm ảnh hưởng tới nhiệt độ của cơ thể, nhịp tim và việc trao đổi chất. Từ đó, trẻ có thể bị chậm mọc răng, chậm biết đi và chậm nói.

Do thời điểm sinh bé

Yếu tố cũng ảnh hưởng tới thời điểm trẻ mọc chiếc răng đầu tiên là thời điểm sinh và môi trường sống. Bé được sinh đủ tháng thường mọc răng sớm hơn bé sinh thiếu tháng. Ngoài ra, những trẻ sinh ra thể trạng nhỏ bé, thiếu cân cũng sẽ mọc răng chậm hơn bình thường.

Trẻ sinh non có thể chậm mọc răng hơn bé sinh đủ tháng

Do một số căn bệnh từ trẻ

Một số bệnh như: hội chứng down, hoạt động của tuyến yên không bình thường…cũng có thể làm bé mọc răng chậm. Việc này cần phải kiểm tra một cách kỹ lưỡng mới xác định được nguyên nhân chính xác.

Do thiếu canxi, còi xương

– Nếu trẻ bị thiếu canxi thì các mầm răng khó có thể phát triển. Trong giai đoạn này, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa. Đây là loại thức ăn giàu canxi lại dễ hấp thụ nên trẻ sẽ khó có thể thiếu hụt canxi. Điều này chỉ xảy ra khi bé bú bình hoặc sữa mẹ có ít dinh dưỡng (do mẹ ăn uống kiêng khem, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn làm giảm chất lượng sữa). Ngoài ra, nếu trẻ hấp thụ quá nhiều phốt pho cũng làm cho sự hấp thụ canxi tự nhiên trong cơ thể bị sụt giảm dẫn đến có nguy cơ thiếu canxi.

– Thiếu vitamin D sẽ làm cho bé bị còi xương. Việc không được cung cấp đủ vitamin D cũng làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể. Một số triệu chứng còi xương ở trẻ có thể thấy là: thường xuyên quấy khóc khi ngủ, đổ mồ hôi trộm, lồng ngực lép, thóp rộng…

2. Cách xử trí khi em bé mọc răng chậm

Khi phát hiện thấy con mình có hiện tượng mọc răng chậm, cha mẹ không cần quá lo lắng mà có thể làm theo những cách sau đây:

– Ăn tăng bữa: trong ngày, khẩu phần của mẹ cần chia thành nhiều bữa, từ 3-6 bữa/ngày.

+ Thực phẩm cần đa dạng, có đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin-khoáng chất.

+ Bổ sung đủ nhu cầu canxi 1300mg/ngày. Các loại thực phẩm giàu canxi là: thịt, cá, trứng, thủy hải sản…)

+ Mỗi ngày người mẹ cần uống khoảng 650ml sữa (hoặc có thể thay thế bằng 15g phô mai hoặc 1 cốc sữa chua 100g).

+ Nếu cần thiết, theo chỉ định của thầy thuốc mà mẹ bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin D, canxi.

– Không kiêng khem quá mức: vẫn còn có những quan niệm bắt người mẹ phải kiêng một số thực phẩm trong khi cho con bú. Đôi khi nó không có cơ sở khoa học nào và không thật sự cần thiết. Vì thế mẹ không cần phải kiêng khem quá mức, nên ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Nếu muốn giảm cân thì chỉ cần tập thể dục đều đặn, có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và giảm lượng đường nạp vào cơ thể.

Lưu ý: Khi nuôi con bú, người mẹ cần tránh các loại đồ ăn, thức uống có chứa chất kích thích, thức ăn nhiều gia vị và thức ăn ôi thiu, dễ gây ngộ độc.

Ngoài ra, bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân bằng, người mẹ phải giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo ngủ 8 tiếng mỗi ngày.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

– Trong khẩu phần ăn dặm của bé phải đảm bảo đầy đủ chất đường bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

– Bé cần 500-800 ml sữa/ngày. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con ăn thêm sữa chua hoặc phô mai.

– Rèn cho bé thói quen ăn uống đúng giờ, tránh ăn vặt.

– Không dùng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ, nước khoáng…để pha sữa cho trẻ. Những loại nước này có lượng khoáng chất cao sẽ làm hạn chế sự hấp thu canxi.

– Cho thêm dầu ăn vào bột (hoặc cháo) của trẻ.

– Để kích thích bé ăn ngon miệng hơn, phòng tránh nguy cơ suy dinh dưỡng thì cần cho trẻ ngủ đủ giấc, khuyến khích vận động phù hợp.

Cho trẻ tắm nắng

– Nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày, lựa chọn địa điểm tắm nắng thoáng mát. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu và mắt bé.

– Thời gian tắm nắng không quá 20 phút/ngày.

– Không tắm nắng cho trẻ qua cửa kính. Việc này khiến trẻ không hấp thụ được vitamin D thì ánh nắng mặt trời đã bị cản bởi kính.

– Bé có làn da sậm màu thì nên tắm nắng lâu hơn trẻ có màu da sáng.

– Vì tắm nắng xong sẽ bị đổ mồ hôi, mất nước nên mẹ nên cho trẻ bú.

– Sau khi tắm nắng mà trên da trẻ nổi mẩn đỏ hoặc có những dấu hiệu bất thường thì phải theo dõi, đưa trẻ đến khám bác sĩ.

Cho trẻ tắm nắng đúng cách để giúp cung cấp đủ vitamin D

3. Khi nào phải đưa trẻ chậm mọc răng đi khám?

Trong trường hợp bé đã 13 tháng tuổi nhưng chưa mọc chiếc răng đầu tiên và kèm theo các dấu hiệu bất thường như: khóc khò khè, táo bón, nhịp tim rối loạn…thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành xét nghiệm, chụp X-quang nhằm xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

Trẻ Sốt Mọc Răng Mấy Ngày Thì Hết? Dấu Hiệu Bé Sốt Mọc Răng Như Thế Nào

Trẻ sốt mọc răng là dấu hiệu bình thường của trẻ trong độ tuổi 6 – 16 tháng tuổi. Tuy nhiên, đây là biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với một sốt bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị có thể gây co giật, khó thở và viêm màng não. Vậy làm sao để phân biệt bé sốt mọc răng với các bệnh khác? Làm sao để giảm đau, hạ sốt nhanh chóng?

I – Dấu hiệu bé sốt mọc răng là gì? Trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ?

Trẻ sốt khi mọc răng bắt đầu xảy ra vào khoảng 6 tháng tuổi – 16 tháng tuổi, đặc biệt là khi trẻ mọc răng hàm. Một số dấu hiệu của trẻ sốt mọc răng như sau:

– Bé dễ cáu kỉnh hơn bình thường. Bạn có thể nhận thấy trẻ quấy khóc, hoặc muốn được được an ủi thường xuyên hơn. Khoảng 2/3 trẻ mọc răng có dấu hiệu quấy khóc.

– Chảy dãi nhiều hơn

– Khóc nhiều hơn bình thường.

– Thích nhai đồ vật cứng xung quanh.

– Nướu sưng đỏ.

– Trẻ sốt mọc răng đầu tiên cha mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi khi mọc răng cơ thể trẻ có thể tăng nhiệt độ nhẹ. Theo một nghiên cứu năm 2011, các nhà nghiên cứu Brazil đã kiểm tra 47 em bé mỗi ngày trong vòng 8 tháng.

Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ có sự tăng nhiệt độ nhẹ vào ngày mọc răng và 1 ngày trước đó. Tuy nhiên, bé mọc răng sốt 38 độ – 39 độ C là bình thường.

– Trẻ trong thời điểm này ít ăn các đồ ăn cứng hơn. Nếu bé đang trong giai đoạn ăn dặm thì bạn sẽ thấy bé chán ăn và chuyển sang uống sữa nhiều hơn.

II – Trẻ sốt mọc răng có biểu hiện gì kèm theo?

Ngoài những dấu hiệu bé sốt mọc răng nêu trên, trẻ còn có một số biểu hiện đi kém mà cha mẹ cần chú ý như sau:

– Bé mọc răng sốt 40 độ C kèm theo tiêu chảy, nôn ói trong nhiều ngày là dấu hiệu bất thường có thể trẻ đã mắc một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc viêm tai giữa.

– Trong giai đoạn này, cơ thể bé rất nhạy cảm, sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh cảm cúm gây chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho hoặc hắt hơi.

– Trẻ sốt mọc răng có phát ban không? Đôi khi tất cả lượng nước bọt dư thừa khi trẻ chảy dãi nhiều có thể khiến trẻ sốt mọc răng nổi mẩn đỏ ở cằm, má và cổ.

Tuy nhiên, nếu bé phát ban khắp cơ thể có thể là dấu hiệu của bệnh sởi, rubella, nấm,… Vì vậy khi trẻ mọc răng sốt phát ban thì cha mẹ cần nghiên cứu kỹ dấu hiệu của bệnh và đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám kịp thời.

– Trẻ mọc răng sốt về đêm kèm theo chán ăn, quấy khóc, chảy dãi nhiều là dấu hiệu của mọc răng cha mẹ không cần quá lo lắng.

Nhưng nếu trẻ sốt về đêm kèm theo tiểu dắt, có dấu hiệu viêm nhiễm, khó thở, sốt cao liên tục, cơ thể co cứng,… có thể là các bệnh nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi,…

III – Trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì hết?

Những cơn sốt ở trẻ khi mọc răng thường gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé và mang lại nhiều phiền toái cho bố mẹ. Thông thường trẻ sốt mọc răng sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày với mức độ giảm dần. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ sốt mọc răng mấy ngày dài ngày hơn (điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng bé).

Các triệu chứng, biểu hiện khi bé mọc răng bị sốt các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý để tránh nhầm lẫn với bé sốt do mắc các bệnh khác như rối loạn tiêu hóa, nhiễm vi khuẩn,…. Triệu chứng khi bé sốt mọc răng bao gồm:

→ Sốt ở mức nhiệt dưới 38,5 độ C

→ Sốt đi kèm các triệu chứng như chảy nhiều dãi, hay gặm nhấm các đồ vật xung quanh, phần nướu răng sưng nhẹ và đỏ lên…

Mô tả tình trạng của bé để xác định có phải bé đang sốt mọc răng không?

Bé mọc răng sốt mấy ngày còn tùy thuộc vào thể trạng của bé và vị trí răng mọc. Nếu răng càng lớn và sức đề kháng của trẻ kém thì trẻ sốt mọc răng sẽ lâu hơn bình thường.

Thông thường, bé sốt khi mọc răng sốt diễn ra trong 8 ngày thì hết, bao gồm 4 ngày trước khi răng mọc và 4 ngày sau khi răng đã nhú ra khỏi nướu.

Ngoài ra, trẻ sốt mọc răng có lâu không sẽ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc của cha mẹ khi bé bị sốt. Nếu có các biện pháp xử lý trẻ mọc răng bị sốt hiệu quả thì sẽ giảm thời gian bị sốt cho bé.

IV – Trẻ sốt mọc răng phải làm sao? Làm gì khi trẻ sốt mọc răng?

Trẻ bị sốt mọc răng sẽ thường làm cho cha mẹ rất lo lắng không biết trẻ sốt mọc răng có nên uống thuốc hạ sốt không.

Nhiều cha mẹ thường sẽ nghĩ ngay tới việc mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo rằng, việc sử dụng thuốc hay quá lạm dụng thuốc sẽ ngăn cản hoạt động của hệ miễn dịch và làm giảm khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể trẻ sau này.

Trẻ sốt mọc răng có nên uống kháng sinh không? Một số thuốc trẻ sơ sinh có thể dùng được như Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Tuyệt đối đừng cho trẻ uống các thuốc chứa aspirin, belladonna hoặc các loại gel bôi chứa benzocaine.

Trẻ mọc răng bị sốt cao hay thời điểm trẻ mọc răng nói chung cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh và phù hợp để bé vượt qua giai đoạn này tốt nhất.

– Mẹ nên cho bé kế hợp bú sữa và ăn dặm kết hợp. Trẻ hay bị ngứa lợi và thích gặm đồ cứng nên có thể luộc các loại rau củ dạng khối để bé tự cầm và ăn.

– Thay vì xay bột nhuyễn, bạn nên băm hoặc thái nhỏ để bé có thể nhai đồ ăn.

– Bé sốt mọc răng nên ăn cháo gì thì câu trả lời là tất cả các loại cháo giàu vitamin D và canxi như cháo cá, cháo hải sản,… để giúp răng chắc khỏe hơn và trồi ra khỏi nướu dễ dàng.

– Tăng cường cho trẻ ăn đồ ăn cứng hơn như bánh mỳ mềm, thịt băm, cơm, rau,…

– Để trẻ uống nhiều nước để tạo nhiều nước bọt – chất men tiêu hóa chất bột đường giúp trẻ ăn ngon miệng.

– Thay vì bú bình, để trẻ uống sữa bằng cốc và chai nhiều hơn.

Sốt mọc răng cho bé sẽ không quá nguy hiểm nếu như bạn hiểu rõ về bệnh và các các biện pháp “xoa dịu” chúng. Một số mẹo sau đây có thể sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt mọc răng:

❶ Hạ sốt cho bé bằng khăn mát

Khi gặp các dấu hiệu trẻ sốt mọc răng như trên hãy nhanh chóng dùng khăn bông làm mát cho cơ thể trẻ bằng nước ấm, không để nước quá nóng, lạnh sẽ gây hại cho cơ thể bé.

❷ Massage nướu răng cho trẻ

Xoa dịu cơn khó chịu của bé bằng cách sử dụng ngón tay hoặc đồ massage cao su nhỏ chà xát nhẹ nhàng lên nướu của bé. Kiên trì thực hiện do thời gian đầu bé có thể không thích do chưa quen.

Có thể sử dụng thêm dầu bạc hà, hạnh nhân giúp bé cảm giác thử giãn, thoải mái hơn và góp phần thông mũi, hệ hô hấp cho trẻ.

❸ Cho trẻ ngủ nhiều hơn

Ngủ sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất cho trẻ để giảm sốt do mọc răng, hãy cố gắng ru bé ngủ nhiều hơn trong ngày nhưng vẫn cần để ý tới đồng hồ sinh học, tránh để bé thức đêm do ngủ ngày quá nhiều.

❹ Đưa trẻ đi khám hoặc nhờ tư vấn trực tiếp từ xa

Bạn nên cặp nhiệt độ cho bé thường xuyên trong ngày, nếu bé bị vượt ngưỡng 39 độ C nên lập tức dừng các phương pháp trên lại và đưa bé tới phòng khám gặp bác sĩ để điều trị.

Trong trường hợp trời quá nắng, mưa to hoặc quá muộn không thể ra ngoài hãy gọi ngay tới tổng đài 1900.6900 của hệ thống nha khoa Paris để được tư vấn tại chỗ.

V – Những thắc mắc khi chăm sóc trẻ sốt mọc răng

Trong giai đoạn mọc răng, thân nhiệt của bé rất nóng và nhiều phụ huynh sợ khi tắm sẽ khiến bé bị cảm lạnh nên lo lắng không biết bé sốt mọc răng có được tắm không.

Trên thực tế, việc tắm khi bé bị sốt mọc răng không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn giúp thân nhiệt bé hạ xuống nhanh chóng.

Một mẹo nhỏ là trong khi tắm hãy dùng dầu tràm hoặc oải hương cho vào một chậu nước nóng bên cạnh, đóng kín cửa như một hình thức xông hơi nhẹ cho bé.

Để giúp trẻ mọc răng không sốt, trong giai đoạn này, cha mẹ cần lưu ý thêm một số điều sau để đảm bảo sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất như:

– Đảm bảo bé bú, ăn đủ bữa, bổ sung đủ nước trong ngày.

– Để bé nghỉ ngơi nhiều hơn

– Bổ sung thực phẩm giàu canxi như tôm, cá, thịt cua,.. hoặc các loại trái cây như cam, bưởi,.. giúp răng chắc khỏe, dễ dàng đâm thủng khỏi nướu và loại bỏ những vi khuẩn trong miệng có nguy cơ viêm nhiễm vị trí răng mọc.

– Cần chú ý đến việc chăm sóc cơ thể và khoang miệng bé bằng cách vệ sinh răng miệng hàng ngày, lau người bằng nước ấm cho bé, mặc trang phục rộng rãi, thoải mái.

– Lựa những loại quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm hút mồ hôi và tránh quần áo quá chật, quá dày, quá mỏng.

Bé sốt mọc răng có chích ngừa được không? Trẻ mọc răng sốt là biểu hiện bình thường của cơ thể, hơn nữa đây là dạng sốt rất nhẹ nên cha mẹ có thể đưa bé đi tiêm phòng được bình thường.

Tuy nhiên, nếu trẻ sốt do một vài bệnh lý khác như nhiễm khuẩn cấp tính; viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma); trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch (có nước) màng phổi… thì tiêm phòng rất nguy hiểm, có thể gây ra sốc phản vệ cho bé.

Do vậy, cha mẹ cần theo dõi dấu hiệu trẻ sốt mọc răng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được đưa ra lời khuyên cụ thể.

Với câu hỏi trẻ sốt mọc răng có tiêm phòng được không thì việc làm này là không cần thiết bởi đây là biểu hiện bình thường khi trẻ mọc răng mà hầu như bé nào cũng cần phải trải qua. Bạn chỉ nên chú trọng vào khẩu phần ăn và mẹo trẻ mọc răng không sốt là được.

Sốt mọc răng mấy ngày thì không có đáp án chính xác bởi cơ địa của từng bé là khác nhau. Tuy nhiên, thông thường bé sẽ chỉ sốt trong khoảng 8 ngày là tự khỏi hẳn.

Nhưng nếu trẻ sốt liên tục và kéo dài trong nhiều ngày thì cha mẹ nên đưa bé đi khám bởi có thể trẻ đang mắc một số bệnh nghiêm trọng nào đó.

Bạn thường thấy trẻ mọc răng bị sốt và ốm vặt nhiều nhất vào khi 13 – 19 tháng tuổi, lúc này sự bảo vệ miễn dịch mà chúng có trong bụng mẹ bắt đầu mất đi. Bé sốt khi mọc răng là biểu hiện của cơ thể khi chống chọi lại với những bất thường đối với cơ thể trẻ.

Đây là biểu hiện bình thường ở hầu hết trẻ ở độ tuổi này nên bạn không cần quá lo lắng. Đa phần chỉ là bé mọc răng sốt nhẹ, chỉ cần bạn áp dụng những cách giảm sốt theo gợi ý bé mọc răng bị sốt phải làm sao phía trên là có thể yên tâm phần nào.

Tuy nhiên, nếu bạn để bé mọc răng số 40 độ trở lên mà không được hạ nhiệt nhanh chóng có thể gây ra co giật, khó thở, thậm chí ảnh hưởng đến não bộ của bé sau này.

Trẻ sốt mọc răng đầu tiên luôn luôn gây ra cho các bậc phụ huynh những hoang mang nhất định. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào hãy để lại BÌNH LUẬN xuống phía dưới hoặc gọi điện đến hotline 19006900 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí!

Bé Mọc Răng Khểnh Có Ảnh Hưởng Gì: Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý

Ở giai đoạn thay răng sữa khi trẻ được 6 tuổi thì những chiếc răng sữa sẽ rụng đi và được thay thế thành răng vĩnh viễn. Khi răng nanh vĩnh viễn mọc lên ở độ tuổi 10 – 12 tuổi có thể mọc thẳng đều trên cung hàm nhưng cũng có thể mọc lệch nếu bố mẹ không chú ý. Răng nanh mọc chếch lên, hoặc nằm hẳn phía trên cung hàm chính là răng khểnh mà mọi người hay nói đến. Vậy nguyên nhân nào khiến bé mọc răng khểnh?

Do di truyền: Bé mọc răng khểnh có thể xuất phát từ yếu tố di truyền từ các thế hệ trước. Rất nhiều trường hợp bố mẹ hay ông bà có răng khểnh thì đến đời con cháu cũng sẽ sở hữu răng khểnh.

Do thói quen xấu lúc nhỏ: Các thói quen như lấy tay đề vào răng, dùng lưỡi đẩy răng, hay tật nghiến răng vào ban đêm,… sẽ tác động lên răng nanh đang mọc khiến chúng mọc sai hướng và tạo nên răng khểnh.

Do sự chen lấn khi mọc răng: Trong quá trình thay răng, nếu xảy ra trường hợp răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc lên sẽ khiến các răng chen chúc nhau trên cung hàm. Vì thế mà răng nanh cũng không còn khoảng trống để mọc buộc phải mọc chếch lên trên và hình thành răng khểnh. Một số trường hợp khác, bé có các răng vĩnh viễn kích thước to trong khi cung hàm nhỏ sẽ khiến không đủ chỗ mọc nên trồi ra ngoài tạo thành răng khểnh.

Việc bé mọc răng khểnh ban đầu sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng hay cơ thể của trẻ. Một số trường hợp có răng khểnh cân đối, tương xứng với hàm răng còn giúp gia tăng tính thẩm mỹ trên răng, tạo nét duyên cho người sở hữu.

Nhưng theo các chuyên gia, về lâu dài thì răng khểnh sẽ gây ra những tác động tiêu cực bởi răng khểnh là một dạng sai lệch răng và khớp cắn. Các vấn đề thường gặp phải khi bé mọc răng khểnh là:

Răng khểnh chen giữa 2 răng tạo thành tam giác khít rất dễ mắc dính vụn thức ăn sau khi ăn uống. Dần hình thành nên mảng bám và vi khuẩn gây ra bệnh lý hôi miệng, tình trạng sâu răng hay viêm tủy cũng rất dễ xảy ra.

Các trường hợp bé mọc răng khểnh quá xa cung hàm, hay răng khểnh kích thước không cân đối với các răng khác sẽ làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Răng nanh cũng giữ vai trò ăn nhai như các răng khác nhưng nếu là răng khểnh nằm ngoài cung hàm thì sẽ không thể tham gia vào quá trình ăn nhai, do đó làm giảm lực ăn nhai của hàm răng.

Nếu răng khểnh mọc quá lớn sẽ gây cảm giác cộm, vướng víu khiến trẻ khó khép môi ở trạng thái nghỉ, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến khả năng phát âm.

3. Dấu hiệu nhận biết khi mọc răng khểnh ở trẻ

Răng sữa rụng quá sớm hoặc quá muộn dẫn đến hiện tượng răng mọc chen chúc, xô đẩy nhau trên cung hàm.

Bé có cung hàm hẹp nên không đủ chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc lên được thẳng hàng mà mọc lệch ra ngoài.

Các răng bên cạnh răng nanh như răng cửa nếu có kích thước quá to sẽ lấn chiếm vị trí mọc răng nanh, buộc răng nanh mọc lệch hướng.

Số ít trường hợp bé có răng nanh sữa khểnh, khi đó có khả năng răng vĩnh viễn sau này của bé cũng khểnh.

Bé mọc răng khểnh có thể mọc lệch theo nhiều hướng khác nhau, có thể ở mức độ nặng hoặc nhẹ. Tùy thuộc tình trạng bé mọc răng khểnh như thế nào mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án nhổ răng hoặc niềng răng chỉnh nha. Thường thì niềng răng sẽ được ưu tiên hơn cả để bảo tồn răng thật tối ưu.

Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng để tác động lực giúp răng dịch chuyển dần về vị trí chuẩn trên cung hàm. Khi niềng răng bạn có thể lựa chọn một trong 2 phương pháp niềng răng là niềng răng mắc cài hoặc niềng răng trong suốt, chúng đều sẽ mang lại hiệu quả chỉnh nha cao cho bạn. Tuy nhiên, chúng sẽ có những đặc điểm cũng như ưu nhược điểm khác nhau tác động đến quá trình niềng răng của bạn. 

Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ để được bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn miễn phí:

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Trang web: https://nhakhoatre.com/

Bé Mấy Tháng Mọc Răng? Mọc Răng Sớm Có Sao Không?

Bé mấy tháng mọc răng

Bé mấy tháng mọc răng là thắc mắc chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ sơ sinh như sau:

Răng sữa đầu tiên của trẻ mọc ở vị trí răng cửa hàm dưới vào khoảng tháng thứ 6. Thông thường răng đầu mọc lên sẽ khiến trẻ đau đớn nhiều nhất, khiến bé khó chịu, cáu gắt, bỏ bú, sốt nhẹ. Sau khi hai răng ở hàm dưới xuất hiện là hai răng hàm trên mọc lên khi trẻ được 8 tháng tuổi.

Khi trẻ được 7 tháng đến 10 tháng tuổi sẽ tiếp tục nhú lên 2 răng cửa hàm trên.

Răng hàm sẽ xuất hiện khi răng cửa mọc đầy đủ. Hai răng hàm trên bên trong sẽ mọc trước. Hai răng này nằm giữa hàm và cách một đoạn so với răng cửa.

Sau đó hai chiếc răng hàm dưới đối diện sẽ xuất hiện. Lúc này mẹ cần chú trọng chăm sóc răng miệng để bổ sung flo cho trẻ cũng như phòng ngừa các bệnh răng miệng.

Bé mấy tháng mọc răng

Răng nanh sữa hàm trên nhú mọc lên khi trẻ được khoảng 16-18 tháng để lấp đầy vị trí trống giữa răng cửa và răng hàm.

Răng nanh hàm dưới xuất hiện khi răng nanh hàm trên đã mọc đầy đủ. Trong nhiều trường hợp trẻ 22 tháng mới mọc được đầy đủ cả 4 chiếc răng nanh sữa này.

Từ 20-30 tháng: 4 răng hàm sữa cuối cùng

Hai chiếc răng hàm cuối lấp đầy hàm dưới vào tháng 20. Khi răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì hai răng hàm cuối cùng của hàm trên xuất hiện.

Trẻ sơ sinh sẽ hoàn thiện lịch mọc răng của mình khi bước vào tháng tuổi thứ 30.

Thời điểm mọc răng là khác nhau ở mỗi bé

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Mẹ có thể nhận biết dễ dàng khi nào thì bé mọc răng qua một số dấu hiệu nhận biết sau:

Chảy dãi: Mọc răng kích thích chảy nước dãi.

Cằm và quanh miệng có ban: Bé chảy quá nhiều dãi sẽ khiến lượng nước này tiếp xúc với mặt, miệng, cổ… có thể gây nổi mẩn.

Bé bị ho: Chảy nhiều dãi có tjhể khiến bé cảm thấy khó chịu, dễ ho sặc.

Khó ngủ: Cơn đau do răng mọc lên có thể khiến bé khó ngủ và quấy khóc nhiều hơn bình thường

Bé thích cắn: Trẻ bắt đầu mọc răng thường có xu hướng gặp cắn bất kỳ thứ gì trước mặt.

Sốt mọc răng: Thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên là thời điệm thay đổi hệ miễn dịch của bé khiến các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ gây sốt. Ngoài ra lợi sưng đỏ cũng có thể khiến trẻ sốt nhẹ. Nếu cơn sốt cao và kéo dài thì mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị.

Trẻ mọc răng thường muốn gặm tất cả những thứ trước mặt

Bé mọc răng sớm có sao không

Vì thời điểm mọc răng của mỗi trẻ là khác nhau nên không có chính xác trẻ mấy tháng mọc răng là bình thường mầ trẻ mọc răng sớm hay muộn đều được, đây là vấn đề bẩm sinh. Thậm chí có những trẻ sơ sinh có sẵn 1-2 chiếc răng và có trẻ đến hơn 1 tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên.

Bác sĩ cho biết phụ huynh không nên quá lo lắng về vấn đề trẻ mấy tháng tuổi thì mọc răng mà cần quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc để răng trẻ mọc lên chắc khỏe và không bị dị dạng. Bé mấy tháng mới mọc răng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Di truyền: Ảnh hưởng của gen di truyền khiến trẻ có thể mọc răng sớm nếu bố mẹ hoặc người thân mọc răng sớm.

Dinh dưỡng: Đây là yếu tố quyết đinh thời gian trẻ mọc răng. Trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ ít khả năng mọc răng chậm hơn.

Canxi, vitamin D: Trẻ mọc răng sớm hay muộn cũng phụ thuộc rất lớn vào việc trẻ có thiếu vitamin D hay canxi do sơ sinh thiếu tháng, không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời… hay không.

Trẻ mọc răng sớm hay muộn không ảnh hưởng quá nhiều

Cách chăm sóc trẻ mọc răng sữa

Các bậc phụ huynh có thể giảm khó chịu khi mọc răng cho trẻ bằng cách cho bé ngậm các vật mềm như ti giả, vòng mọc răng để cắn.

Nếu trẻ sốt nhẹ thì cần lau nước ấm và bổ sung thêm nước cho trẻ.

Trẻ sốt cao từ 38,5 độ trở lên có thể dùng hạ sốt, giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ thật sạch sẽ bằng cách dùng khăn mềm lau hết nước dãi chảy quanh miệng và nướu trẻ, đặc biệt là sau khi trẻ bú và ăn. Dùng miếng gạc hoặc vải mền sạch quấn quanh ngón trỏ và nhẹ nhàng lau.

Cho trẻ uống nước lọc sau khi bú và ăn.

Cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, mềm, tránh quá nóng hoặc quá lạnh khiến trẻ khó chịu.

Bổ sung hàm lượng canxi cần thiết trong bữa ăn của trẻ hàng ngày.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bé Mọc 1 Răng Nghịch Ngợm Có Đúng Không? Cách Xử Lý Như Thế Nào? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!