Xu Hướng 6/2023 # Bé Bị Nổi Mề Đay Phải Làm Sao Cho Hết? # Top 9 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bé Bị Nổi Mề Đay Phải Làm Sao Cho Hết? # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Bé Bị Nổi Mề Đay Phải Làm Sao Cho Hết? được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong những năm tháng đầu đời, bé yêu có thể mắc phải những bệnh lý ngoài da khó chữa, trong đó có bệnh nổi mề đay. Bé bị nổi mề đay phải làm sao cho hết trong khi bệnh gây nên nhiều khó chịu và tiềm ẩn những nguy hại khó lường là điều các bậc cha mẹ rất quan tâm, bởi trên thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ gặp nguy hiểm vì cha mẹ điều trị nổi mề đay sai cách.

Mẹ ơi, vì sao con bị nổi mề đay?

Chăm chút con từng li từng tí, giữ con tránh xa những nguy hại từ môi trường xung quanh nên khi bé Nấm bị nổi từng mảng mẩn đỏ trên cơ thể, cứ gãi cành cạch suốt ngày không chịu chơi ngoan, ngủ yên khiến chị Hà vô cùng thảng thốt. Chẳng lẽ con lại bị nổi mề đay như lời mẹ chồng nói? Chị ngồi ngẫm nghĩ lại xem trong quá trình chăm sóc con bản thân đã sai sót chỗ nào để bé Nấm bị như vậy, nhưng càng nghĩ chị càng không tìm ra nguyên nhân.

Trẻ nổi mề đay do di truyền, thời tiết, thực phẩm hoặc tiếp xúc với vật lạ

Các chuyên gia cho biết, rất nhiều cha mẹ không biết vì sao con nổi mề đay, và khi bé bị nổi mề đay phải làm sao cho hết, đó cũng là lý do khiến bệnh dai dẳng, khó chữa để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng đưa ra những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng nổi mề đay ở trẻ như sau:

+ Do trẻ dị ứng với thời tiết: Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới làn da của trẻ. Khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm không khí cao sẽ khiến trẻ bị nổi mề đay.

+ Do di truyền: Nếu bố mẹ có cơ địa dễ bị dị ứng thời tiết thì trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ bị nổi mề đay hơn so với những trẻ có bố mẹ bình thường.

+ Do trẻ dị ứng với thực phẩm: Khi cơ thể trẻ tiêu thụ những loại thức ăn không hợp với cơ địa trẻ sẽ dẫn tới tình trạng dị ứng, nổi mề đay.

+ Do trẻ tiếp xúc với những vật lạ: Những vật lạ đó có thể là đồ chơi, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hoặc lông động vật chó, mèo chứa nhiều vi khuẩn cũng khiến trẻ bị mẫn cảm và nổi mề đay.

+ Do trẻ dị ứng với thuốc: Một số thành phần có trong các loại thuốc trị bệnh cảm, đau đầu, sổ mũi… là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ không thể thích ứng và dẫn tới hiện tượng nổi mề đay.

+ Do trẻ bị côn trùng cắn: Sức đề kháng của trẻ còn non yếu và chưa hoàn thiện nên khi bị côn trùng cắn sẽ gây mẩn ngứa diện rộng và có thể dẫn tới nổi mề đay.

Bé bị nổi mề đay phải làm sao? Chuyên gia “mách” mẹ 3 cách giải cứu trẻ

Vùng da nổi mề đay của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng có tính sát khuẩn nhẹ

Bước 1: Rửa sạch dị nguyên khiến trẻ bị mẩn ngứa nổi mề đay Nếu trẻ bị côn trùng cắn hoặc do tiếp xúc với lông động vật chó, mèo mẹ cần rửa sạch vùng da bị mẩn ngứa với xà phòng sát trùng, giúp da trẻ nhanh chóng dịu lại, giảm bớt cơn ngứa.

Muốn điều trị được bệnh, trước tiên cần biết nguyên nhân gây bệnh do đâu. Nếu trẻ bị nổi mề đay do thực phẩm cần ngừng ngay các loại thực phẩm đó lại, đồng thời tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn thực phẩm có độ đạm cao như: sữa đặc có đường, trứng, bơ, hải sản… Bên cạnh đó cần bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết như vitamin để nâng cao sức đề kháng của trẻ.

Bước 2: Xác định nguyên nhân để biết trẻ bị nổi mề đay phải làm sao

Cơ thể trẻ cần được giữ sạch sẽ bằng cách tắm bằng nước ấm, mẹ có thể dùng sữa tắm có tính sát khuẩn nhẹ để tránh gây kích ứng, nhiễm trùng da bé. Ngoài ra, mẹ cần cắt sạch móng tay cho trẻ, tránh để trẻ đưa tay lên cào gãi gây xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và khiến bệnh mề đay thêm nặng.

Bước 3: Giữ cơ thể trẻ sạch sẽ, tránh để trẻ cào gãi

Nha đam có tác dụng chữa mề đay ở trẻ

Rất nhiều cha mẹ khi thắc mắc bé bị nổi mề đay phải làm sao đã được bạn bè và những người xung quanh “mách” nên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như: tắm lá khế, xông hơi lá kinh giới, đắp gel nha đam… Phương pháp này phù hợp với cơ địa từng trẻ nên cha mẹ cần cân nhắc kỹ càng trước khi áp dụng.

Trong trường hợp bé bị nổi mề đay kéo dài nhiều ngày không khỏi, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Bước 4: Sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc đưa trẻ tới bác sĩ khi bệnh trở nặng

Ăn Hàu Bị Dị Ứng Nổi Mề Đay Phải Làm Sao?

“Chuyên gia ơi, giúp em với, từ hôm qua đến giờ cứ bị nổi mề đay mà không biết làm sao. Da của em thuộc loại da khá nhạy cảm, cứ hễ ăn gì lạ hay thời tiết đổi xíu là biết liền. Hôm qua đi ăn hải sản với công ty, chẳng lẽ đi với mọi người mà lại ngồi thì cũng kì, nên em có ăn một ít hàu. Thế là về nhà tối ngủ những nốt mề đay nổi lên, làm em cả đêm chẳng thể nào ngủ nổi. Chuyên gia làm ơn chỉ giúp em khi ăn hàu bị dị ứng nổi mề đay phải làm sao? Chứ cứ thế này chắc vài bữa em đi luôn quá” ( Ánh Ngọc – Đồng Nai)

Tại sao khi ăn hàu bị dị ứng nổi mề đay ?

Hàu là một trong những loại hải sản rất được nhiều người yêu thích, nhưng lại tiềm ẩn nguyên nhân gây ra bệnh mề đay khi sử dụng. Không chỉ gây ra những biểu hiện sẩn đỏ trên da mà còn gây ra những cơn ngứa, khó chịu. Đặc biệt khi bạn càng gãi thì những dấu hiệu ngứa da càng tăng lên nhiều và hiện tượng nổi mề đay cũng dễ dàng lan rộng hơn.

+ Hàu là thực phẩm có chứa nhiều protein bổ dưỡng nhưng đồng thời cũng chứa nhiều protein lạ. Khi những protein lạ này vào trong cơ thể, phản ứng tự nhiên hệ thống miễn dịch sẽ tự tạo ra hiện tượng dị ứng để bảo vệ cơ thể.

+ Đây cũng là loại hải sản chứa nhiều histamin. Khi đưa vào cơ thể sẽ gây ra triệu chứng dị ứng.

Chúng ta không nên chủ quan khi ăn hàu bị dị ứng nổi mề đay vì nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến khó thở, tim đập nhanh, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Những cách trị dị ứng nổi mề đay khi ăn hàu

Trước hết, khi không may rơi vào tình huống này bạn không nên quá lo lắng vì như vậy có thể làm cho các phản ứng dị ứng diễn ra mạnh mẽ, làm mề đay xuất hiện nhiều hơn. Việc đầu tiên bạn nên làm là uống thật nhiều nước, giúp cho quá trình trao đổi chất hoạt động thuận lợi hơn. Thông thường để điều trị nổi mề đay khi ăn hàu cũng như các loại hải sản, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp sau:

1/ Dùng thuốc tây y

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc tây y được sử dụng để điều trị các triệu chứng nổi mề đay khi ăn hải sản. Vì vậy khi ăn hàu bị dị ứng nổi mề đay bạn có thể sử dụng các loại thuốc sau:

+ Dùng các loại kem làm dịu da, chống ngứa có chứa các thành phần: methol, phenol, sulfat kém…

+ Dùng thêm dung dịch Oresol để bù nước và điện giải, nhằm loại trừ hết những độc tổ đang tích tụ trong cơ thể.

Việc sử dụng thuốc cần phải tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng thuốc sẽ rất nguy hiểm.

** Dùng mật ong

Mật ong là một nguyên liệu rất quen thuộc với chúng ta nhưng có lẽ ít bạn biết khi ăn hàu bị dị ứng nổi mề đay bạn có thể dùng nguyên liệu này. Đó là do trong thành phần của mật ong có các chất kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Đồng thời, mật ong còn có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Đây là một nguyên liệu không thể không sử dụng ngay lập tức khi bạn bị dị ứng do ăn hàu hay bất cứ loại hải sản nào. Trong thành phần của chanh có chứa rất nhiều vitamin C có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Ngoài ra chanh cũng giúp tăng cường sức đề kháng rất hiệu quả.

Bạn cần làm gì để tránh dị ứng hải sản

Hàu cũng như một số loại hải sản là một món ăn rất bổ dưỡng, ngon nhưng lại dễ gây dị ứng. Vì vậy, nếu trong trường hợp không thể nào cưỡng lại được “sức quyến rũ” hoặc do tình huống bắt buộc, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

+ Không sử dụng những thực phẩm chưa được nấu kĩ, đặc biệt không nên ăn đồ sống. Bạn cũng không được ăn đồ đã bị ươn, không tươi vì đây là cơ hội để histamin xâm nhập.

+ Hạn chế tiếp xúc với khu vực chế biến món ăn nếu bạn có tiền sử dị ứng hải sản. Việc tiếp xúc với mùi của hải sản cũng có thể gây ra dị ứng

Chúng tôi vừa cung cấp những thông tin giúp bạn biết mình cần phải làm gì khi ăn hàu bị dị ứng nổi mề đay. Mong rằng sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này và có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho mình cũng như những người xung quanh

Khi Bị Ong Đốt Nổi Mề Đay Phải Làm Gì?

“Bác sĩ ơi, em bị ong đốt nổi mề đay thì nên làm sao ạ. Hôm qua, em đi rẫy không may bị ong đốt một phát ở tay. Tưởng nặn lấy kim và nọc ra thì không sao, không ngờ tối lại bị ngứa và nổi mề đay rất khó chịu. Hiện tượng này có nguy hiểm không thưa bác sĩ. Mong nhận được tư vấn từ bác sĩ” Tuấn Anh – Kom Tum

Chào bạn Tuấn Anh!

Tùy vào cơ địa của từng người mà khi bị ong đốt sẽ có những biểu hiện từ nhẹ đến nặng, để lý giải tình trạng bị ong đốt gây nổi mề đay thì chúng tôi mời bạn Tuấn Anh theo dõi bài viết sau đây:

I. Hiện tượng ong đốt gây nổi mề đay

Đa số các trường hợp khi bị ong đốt đều biểu hiện nhẹ vì số lượng vết đốt khá ít và loài ong độc tính không cao. Tuy nhiên, nếu người bị “dính” quá nhiều vết đốt, gặp phải những loài ong độc hoặc do cơ chế của cơ thể quá mẫn cảm với nọc độc của ong thì nạn nhân có thể xuất hiện một số hiện tượng bất thường, thậm chí là bị tử vong.

Ong rất đa dạng về chủng loại, trong đó con người hay gặp phải những vết đốt phổ biến nhất là từ ong mật, ong vò vẽ, ong bắp cày, ong ruồi, ong vàng… Trong đó, ong vò vẽ, ong bắp cày là những loài ong có độc tính cao và khá hung tợn.

Mức độ nổi mề đay còn tùy thuộc vào số nốt đốt, loại ong đốt và mức độ nhạy cảm của người bị đốt cũng như việc cấp cứu sau khi bị ong đốt có đúng cách và kịp thời hay không.

Trước hết, bản chất hóa học của nọc ong bao gồm phần các protein và những hoạt chất khác. Trong đó Glycoprotein và Polypeptide là các dị nguyên có vai trò hình thành kháng thể igE đặc hiệu. Thông thường ong đốt sẽ để lại kim và túi nọc độc trên da nên chúng ta thường bị những nốt mề đay sau khi bị ong đốt, có khi là cảm giác đau, sưng phù, ngứa phát ban đỏ…

Biểu hiện của ong đốt bao gồm những nhóm triệu chứng phản ứng chính như sau:

Các phản ứng kiểu dị ứng; sốc phản vệ và những biểu hiện muộn toàn thân.

Phản ứng dị ứng: Xuất hiện ngay sau khi bị ong đốt, nạn nhân rất đau, vùng bị đốt sưng nề, tấy đỏ, vết đốt đỏ bầm chuyển màu đen, vùng da bị đốt và mô mềm chung quanh phù nề nhanh chóng trong vòng 24 – 48h, đặc biệt là xuất hiện các mảng mề đay gây khó chịu và vô cùng ngứa ngáy..

Sốc phản vệ: Là tình trạng sau khi bị ong đốt, nạn nhân thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở, tức ngực, tụt huyết áp, thở dốc, nôn mửa, tiêu chảy, hôn mê và tử vong.

Biểu hiện muộn toàn thân: Bên cạnh hai triệu chứng trên, nọc ong còn gây tổn thương cấp tế bào khiến nạn nhân bị tiêu cơ, hoại tử cơ vân cấp làm tắc ống thận, gây suy thận cấp và tổn thương đa cơ quan. Bệnh nhân thấy mệt mỏi, ăn uống kém, loạn nhịp tim, vàng da, tiểu ít, xét nghiệm thấy tổn thương gan cấp.

Trường hợp của bạn Tuấn Anh có thể là dấu hiệu của chứng phản ứng dị ứng, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị sớm, tránh những biến chứng nghiêm trọng.

II. Cách xử lý khi bị ong đốt nổi mề đay

Nhiều trường hợp bị ong đốt không có quá nhiều phản ứng, những cũng có những người lại bị nổi mề đay. Đó là do nọc độc của loại ong đốt hoặc cơ địa của người bị đốt mà cơ thể có những cơ chế phản ứng khác nhau.

Theo TS – Bác sĩ Huỳnh Quốc Minh, Chuyên khoa da liễu thuộc bệnh viện 175 cho biết, người bị ong đốt xuất hiện tình trạng nổi mề gây phản ứng dị ứng mạnh mẽ, vì lúc này do nọc độc của ong khiến cơ địa của họ bị thay đổi.

Bạn không nên chủ quan trước những triệu chứng nổi mề đay khi bị ong đốt, chúng ta cần xử lý kịp thời bằng các thao tác xử lý như sau:

1. Loại bỏ nọc độc

Sau khi ong đốt, các nốt mề đay không chỉ xuất hiện ở vị trí bị đốt mà còn nổi mề đay ở nhiều vị trí khác trên cơ thể. Bạn nên tiến hành các bước sau để hạn chế tình trạng nổi mề đay khi bị ong đốt:

Hạn chế mọi cử động của nạn nhân để ngăn không cho chất độc phát tán ra toàn thân

Dùng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ một phần độc tố của ong, rồi đắp đá lạnh thông qua một miếng vải để giảm sưng.

Cố gắng lấy kim và túi nọc của ong ra khỏi da để ngăn không cho mạch máu và lớp biểu bì hấp thu chất độc của nọc ong đi vào cơ thể.

Cho nạn nhân uống thật nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.

2. Biện pháp điều trị

Cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế để tiến hành xử lý. Bác sĩ sau khi thăm khám sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp:

Với nạn nhân bị nặng, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm Adrenaline. Sau đó 10 phút sẽ tiến hành tiêm nhắc lại nếu các dấu hiệu không thuyên giảm.

Nếu nạn nhân bị sốc phản vệ thì phải tiêm đường tĩnh mạch để ngăn chặn các trường hợp xấu xảy ra.

Người nhà tuyệt đối không được tiến hành chữa cho nạn nhân bằng các biện pháp dân gian, tránh cho nọc ong lan nhanh đến nội tạng hoặc nhiễm trùng bên trong gây tử vong.

3. Tăng cường sức đề kháng

Khi bị ong đốt gây ra tình trạng nổi mề đay, bệnh nhân thường hết sức mệt mỏi, uể oải, mất sức. Vì vậy, người thân cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất thông qua những thực phẩm dễ ăn như cháo, soup… và chia nhỏ bữa ăn để nạn nhân dễ tiêu hóa.

Cho nạn nhân dùng thêm các loại nước trái cây để tăng cường sức đề kháng, góp phần đào thải độc tố của ong để lại.

#Phòng tránh ong đốt:

Việc phòng tránh ong đốt tiên quyết là không chọc phá tổ ong; tránh lại gần những khu vực có nhiều cây cối um tùm và nhiều hoa – nơi có khả năng ong hay làm tổ rất cao.

Phá bỏ tổ ong nơi có nhiều người qua lại hoặc ở trong nhà. Khi phá tổ ong, nên mang trang bị như quần áo dày, mũ trùm đầu, kính…

Dùng thuốc xịt diệt côn trùng hoặc khói để xua đuổi cho ong bay đi. Khi đi rừng, cần tránh những mô đất cao cạnh gốc cây vì có thể là tổ của ong đất – một loài ong rất hung dữ và có độc tính khá cao.

⇒ Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp cho bạn Tuấn Anh biết bản thân cần phải làm gì khi bị ong đốt nổi mề đay. Bạn Tuấn Anh không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh để giải quyết vấn đề, từ đó bệnh tình sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Đỗ Phong

Vì Sao Lại Bị Nổi Mề Đay Sau Sinh? Bí Quyết Chữa Nổi Mề Đay Dành Cho Các Mẹ

Có rất nhiều thai phụ sau khi sinh con được từ 1 đến 3 tháng sẽ gặp phải hiện tượng nổi mề đay. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến, nhất là những thai phụ sinh mổ.

Thông thường, hiện tượng bị nổi mề đay sau sinh sẽ xuất hiện nhiều ở trên bụng và phần đùi. Một số trường hợp, sản phụ sẽ bị nổi mề đay khắp người và mặt, gây ra nhưng cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu, càng gãi thì mề đay nổi càng nhiều và càng ngứa hơn.

Nguyên nhân dẫn đến việc phai phụ bị nổi mề đay sau sinh

Theo các bác sĩ sản khoa, hiện tượng thai phụ bị nổi mề đay sau sinh phần lớn đều xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Do sự thay đổi các nội tiết tố ở phụ nữ sau sinh dẫn đến rối loạn nội tiết, từ đó làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể.

Sự thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng có thể gây ra tình trạng mẹ bị nổi mề đay sau khi sinh. Việc ăn uống kiêng khem cộng với phải thường xuyên thức khuya chăm bé dẫn đến mất cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể.

Cơ thể không bài tiết được độc tố ra ngoài cũng làm xuất hiện tình trạng nổi mề đay sau sinh (Nguồn: Internet)

Nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh có thể xuất hiện khi sức khỏe phụ nữ bị yếu, ăn chưa đủ hoặc ăn không tiêu, khiến gan thiếu máu, từ đó cơ thể không thể bài tiết được độc tố nên làm cho mề đay, mẩn ngứa xuất hiện.

Mẹ sử dụng các loại thuốc chống viêm, huyết thanh, vắc xin không hợp lý cũng sẽ là nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh.

Một số trường hợp, ngứa nổi mề đay sau sinh do các vết côn trùng đốt như kiến, muỗi… tạo ra.

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh nổi mề đay sau sinh

Khi sản phụ bị nổi mề đay, cơ thể sẽ có những triệu chứng điển hình sau đây:

Đây là thương tổn cơ bản xuất hiện đầu tiên, có thể xảy ra ở bất kì vùng da nào trên cơ thể với kích thước to nhỏ khác nhau.

Thường các sẩn phù sẽ nổi cao hơn trên mặt da, có màu đỏ hoặc nhạt hơn so với vùng da xung quanh.

Hiện tượng này chỉ xảy ra ở một số vùng như mi mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, gây nên các nốt ban đỏ, sẩn phù đột ngột và làm sưng to cả một vùng.

Sản phụ sẽ gặp phải các triệu chứng khác như khó thở, đi ngoài phân lỏng, đau bụng, tụt huyết áp, sốc phản vệ (trường hợp này khá nguy hiểm cần phải được xử lý kịp thời).

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay đều gây ngứa ngáy (Nguồn: Internet)

Hầu hết các trường hợp phụ nữ bị nổi mề đay đều gây ngứa ngáy, khó chịu, càng gãy càng ngứa và nổi nhiều sẩn hơn. Đặc biệt, tình trạng ngứa gặp nhiều hơn khi về đêm.

Sản phụ bị nổi mề đay sau sinh phải làm sao ?

Vì đang trong giai đoạn cho bé bú nên các sản phụ khi bị nổi mề đay, nếu muốn điều trị hay uống thuốc cũng đều phải tuân theo những sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho nguồn sữa cũng như sức khỏe của trẻ.

Trà thảo mộc (ví dụ như trà atiso, chè vằng , hoa cúc… ) có tác dụng bảo vệ gan, giúp thanh lọc cơ thể và thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó giúp điều trị mẩn ngứa. Không những thế, trà thảo mộc còn có khả năng tác động đến quá trình chuyển hóa chất béo, giúp các mẹ sớm lấy lại vóc dáng sau sinh.

Trong cây kinh giới có chứa nhiều tinh dầu nóng cùng các hoạt chất có tính hàn, giúp làm ấm, giảm nhanh các triệu chứng của mề đay sau sinh.

Cách làm cực đơn giản, mẹ chỉ cần dùng cả lá và thân cây kinh giới đem rang nóng với muối tới khi vàng thì cho vào khăn, chườm trực tiếp lên vùng da bị nổi mề đay mẩn ngứa. Lặp lại nhiều lần cho đến khi hết ngứa thì dừng.

Dùng rau kinh giới chữa nổi mề đay là một trong những phương pháp dân gian được áp dụng nhiều (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể dùng nước lá kinh giới để xông hơi. Với phương pháp này, các mẹ dùng 1 nắm lá kinh giới rửa sạch, nấu cùng 2 lít nước. Khi nước sôi thì dùng chăn trùm kín lại khoảng 15 phút sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu, không còn cảm giác ngứa, các nốt mẩn đỏ cũng sẽ xẹp dần.

Mướp đắng có tác dụng giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể. Đồng thời, mướp đắng cũng giúp chống virus, diệt khuẩn nên thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có mề đay mẩn ngứa.

Các mẹ thái nhỏ mướp đắng đem đun với nước khoảng 10 phút, sau đó cho một ít muối vào. Khi nước ấm thì dùng để tắm hoặc rửa vùng da bị nổi mề đay, bã mướp đắng thì đem đắp trực tiếp lên da. Sử dụng liên tục 2 ngày 1 lần để đạt hiệu quả tốt.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung mướp đắng vào thực đơn hàng ngày để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, thực phẩm này sẽ không tốt cho những người có bệnh về gan, dạ dày và thận.

Lá khế có tính ôn giúp tán nhiệt độc, dùng để chữa lở, ngứa, ung nhọt rất tốt. Với các trường hợp mề đay, mẩn ngứa, việc tắm với nước lá khế cũng giúp mang lại hiệu quả điều trị rất cao.

Mẹ có thể hái 1 nắm lá khế rửa sạch rồi đem nấu với 3 lít nước, pha cho ấm rồi dùng để tắm. Sau khi tắm với nước lá khế xong thì tắm lại với nước sạch sẽ giúp làm dịu cơn ngứa. Thực hiện liên tục 2 – 3 ngày sẽ giúp giảm mề đay, mẩn ngứa.

Do sức khỏe của phụ nữ sau sinh rất nhạy cảm nên việc điều trị mề đay mẩn ngứa cũng cần được quan tâm chú trọng. Điều trị sớm căn bệnh này sẽ giúp sản phụ không còn phải chịu đựng những cơn ngứa ngáy, khó chịu, từ đó việc chăm sóc bé yêu cũng sẽ được tốt hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bé Bị Nổi Mề Đay Phải Làm Sao Cho Hết? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!