Bạn đang xem bài viết Bé 2 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày Chữa Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
THẮC MẮC:
Chào bác sĩ! Cho tôi hỏi bé 2 tuổi bị trào ngược dạ dày chữa như thế nào? Bé nhà tôi năm nay mới 2 tuổi, không biết sao mấy ngày gần đây bé thường hay biếng ăn và khóc dữ dội khi ăn uống, nôn trớ quá mạnh phụt ra miệng hay sặc lên mũi, đôi khi cũng có sốt cao, đi ngoài, da dẻ xanh xao. Tôi rất lo lắng, để đưa bé đi khám nhưng mấy chị hàng xóm bảo bé đang bị mắc chứng trào ngược dạ dày, chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và bú sữa thì bé sẽ nhanh khỏi thôi. Vậy nên bác sĩ có thể tư vấn giùm tôi câu hỏi bé 2 tuổi bị trào ngược nên chữa như thế nào, hiện tượng này có nguy hiểm không, khi nào thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám? Cám ơn bác sĩ!
(Thu Thủy – Bình Dương)
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:
Chào chị Thu Thủy! Trào ngược dạ dày là một chứng bệnh về đường tiêu hoa khá phổ biến ở trẻ em, là tình trạng dịch tiết dạ dày trào ngược lên thực quản. Nó có thể là hiện tượng sinh lý, cũng có khi là triệu chứng của một bệnh nào đó. Ước tính có khoảng 50% trẻ khỏe mạnh có tiền sử bị mắc chứng trào ngược dạ dày trong 3 tháng đầu đời; 67% ở trong 4 tháng tuổi.
Trào ngược dạ dày kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khỏi khi trẻ lớn lên nhờ cấu trúc đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc dần. Theo thống kê, ở thời điểm 8 tháng tuổi thì có đến 85% trẻ bị trào ngược sẽ hết biểu hiện và chỉ khoảng 5% trẻ tiếp tục vẫn bị trào ngược sau thời điểm 1 tuổi. Nhóm trẻ này sẽ dễ có nguy cơ xuất hiện các biến chứng của trào ngược, gây tác động đến sự phát triển của trẻ và tình trạng trào ngược sinh lý trước kia giờ trở thành bệnh lý, đó là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Chính vì vậy, để khắc phục chứng trào ngược dạ dày ở trẻ, các mẹ có thể tham khảo và thực hiện một số biện pháp sau đây:
Biện pháp điều trị chứng trào ngược dạ dày cho trẻ 2 tuổi1. Điều trị bằng thuốc Tây y
Đối với bất kỳ bệnh lý nào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì việc sử dụng thuốc Tây luôn là lựa chọn cuối cùng của các mẹ. Bởi vì, cơ thể của trẻ còn quá non nớt và nhạy cảm, khi sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.
Khi cho trẻ uống thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ
Nếu thật sự cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng một số các loại thuốc có chứa alginates, thuốc ức chế bơm proton và thuốc đối kháng thụ thể H2. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý vì những thành phần hóa học có trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gan, thận và tăng nguy cơ kháng thuốc. Đặc biệt, bạn nên tuân thủ theo đơn thuốc cũng như hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý mua thuốc cho trẻ uống hoặc thêm bớt liều khi trẻ đã có triệu chứng thuyên giảm.
2. Sử dụng các bài thuốc dân gian
Cơ thể trẻ còn non nớt, nhạy cảm nên các mẹ cần hạn chế sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh, thay vào đó bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày cho trẻ nhỏ an toàn và hiệu quả sau đây:
a. Dùng nghệ vàng
Như chúng ta đã biết, trong nghệ vàng có chứa tinh chất Curcumin, chất này rất tốt cho việc chống viêm nhiễm, ngăn ngừa vi khuẩn. Chính vì vậy, cho trẻ ăn nghệ vàng cũng là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ an toàn tốt nhất.
Chữa chứng trào ngược dạ dày cho trẻ bằng nghệ vàng hiệu quả
Nguyên liệu:
½ muỗng cà phê tinh bột nghệ.
½ muỗng cà phê mật ong nguyên chất.
Cách làm: Bạn chỉ cần cho 2 nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn trên vào một cái bát rồi trộn đều thành hỗn hợp sền sệt rồi cho trẻ uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn khô và viên thành từng cục cho trẻ ăn. Thực hiện cách này 1-2 lần/ ngày bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
b. Tam thất chữa trào ngược dạ dày
Thực hiện như sau: Bạn chỉ cần lấy một ít tam thất đun sôi rồi dùng nước này cho trẻ uống hàng ngày, kiên trì trong vài ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ thuyên giảm hẳn. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn nên chú ý đến liều lượng, đối với trẻ nhỏ 2 tuổi bạn nên dùng ít tam thất, không nên dùng nhiều như đối với người lớn.
Sử dụng tam thất chữa trào ngược dạ dày cho trẻ
c. Sử dụng lá bạc hà
Các tinh chất có trong lá bạc hà có tác dụng làm mát hệ thống tiêu hóa và giúp giảm bớt các triệu chứng trào ngược axit. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên liệu an toàn được nhiều người áp dụng để chữa chứng trào ngược dạ dày cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
Tinh dầu bạc hà.
Dầu o liu 1 muỗng.
Khắc phục chứng trào ngược dạ dày cho trẻ bằng lá bạc hà
Thực hiện: Các mẹ có thể trộn một vài giọt dầu bạc hà với một muỗng canh dầu ô liu rồi dùng hỗn hợp này nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng của bé. Thực hiện cách làm này hai lần một ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Thay đổi lối sống cho bé
Giúp bé thay đổi lối sống, sinh hoạt một cách khoa học cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị chứng bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả, cụ thể như:
+ Giảm cân cho bé nếu như bé có dấu hiệu thừa cân, béo phì.
+ Nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày cho bé, không nên cho bé ăn quá no, quá nhiều thức ăn, nước uống cùng một lúc.
Chế độ ăn uống khoa học giúp khắc phục chứng trào ngược hiệu quả
+ Tránh cho trẻ ăn những thức ăn có hàm lượng chất béo cao, vì chất béo sẽ khiến cho chứng trào ngược dạ dày thêm nghiêm trọng hơn.
+ Lưu ý cho bé mặc quần áo rộng rãi đặc biệt là vùng quanh bụng, vì quần áo chặt có thể bóp vùng dạ dày và đẩy axit lên thực quản.
+ Hạn chế cho bé nằm hoặc ngủ ngay sau bữa ăn 3 giờ đồng hồ, sau bữa ăn cũng không nên cho trẻ chạy nhảy quá nhiều không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
+ Khi bé ngủ, các mẹ nên nâng đầu của trẻ lên cao hơn so với cơ thể hoặc cũng có thể nâng giường lên cao hơn từ 12-15cm bằng cách kê thêm gối cho bé
+ Khi trẻ bị nôn trớ, hãy để bé nghỉ vài phút và lau sạch miệng bằng cách cho trẻ súc miệng, sau đó mới cho bé tiếp tục cho bé ăn.
+ Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở trẻ như: Nước cam, quýt, bưởi, socola, nước sốt cà chua, thức ăn cay.
Chuyên gia tư vấn chữa bệnh dạ dày hiệu quả trên VTV2 – Vì sức khỏe người Việt
Đánh giá bài viết
Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày
Trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi là bệnh lý xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản. Hiện tượng này thường xuất hiện phổ biến vào ban đêm, trong hoặc sau bữa ăn khiến trẻ bị đau rát thượng vị và nhiều triệu chứng khó chịu khác.
Theo cấu tạo của cơ thể, thực quản là phần ống tiêu hóa nối dài từ miệng xuống dưới dạ dày. Ở phía dưới cùng của thực quản luôn có một van thực hiện chức năng mở ra khi thức ăn đi xuống và đóng chặt lại nhằm ngăn không cho axit cũng như các chất trong dịch vị dạ dày bị trào ngược trở lại. Khi van dưới thực quản của bé bị suy yếu, nó đóng mở không đúng lúc sẽ gây ra các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày (gọi tắt là GERD).
Các nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày bao gồm:
Do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, cơ vòng còn yếu nên dễ bị trào ngược
Trẻ ăn quá nhiều mỗi bữa trong khi kích thước dạ dày của bé chưa đủ lớn để chứa được hết thức ăn nạp vào.
Tổn thương bẩm sinh ở cơ vòng cũng có thể khiến trẻ bị trào ngược dạ dày ngay từ lúc mới sinh và kéo dài cho đến năm 7 tuổi.
Do ăn nhiều vào buổi tối hoặc trẻ có thói quen ăn quá khuya
Trẻ 7 tuổi rất hiếu động nên nhiều bé thích chạy nhảy, vận động mạnh ngay sau khi ăn xong làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, từ đó làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày
Do thói quen vừa nằm vừa ăn hoặc đi nằm ngay sau khi ăn
Trẻ bị thừa cân, béo phì gây chèn ép vào dạ dày dẫn đến trào ngược.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, những trẻ có tiền sử bị thoát vị dạ dày, bệnh Down, loạn dưỡng cơ hoặc bị bại não cũng có thể bị trào ngược dạ dày.
Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi
Trẻ chán ăn
Không tăng cân hoặc giảm cân
Thường xuyên kêu khó thở
Ợ chua
Ợ nóng
Nóng rát ở phần ngực trên
Bé hay bị viêm họng
Buồn nôn, nôn ói, thường gặp nhất là sau khi ăn
Trẻ bị đau và khó chịu khi nuốt thức ăn
Khàn tiếng
Thở khò khè
Trẻ nếm trong miệng thấy có vị axit
Hay bị nấc cụt
Nếm thấy vị chua trong miệng
Đau thượng vị, cơn đau có thể tăng lên khi ăn hoặc khi nằm xuống
Hôi miệng
Răng bị mòn, sâu răng hoặc mất răng
Ngoài ra, con bạn có thể gặp phải những triệu chứng khác không được đề cập trong danh sách kể trên. Hãy đưa bé đi khám bác sĩ nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc căn bệnh này. Mặc dù hiếm gặp nhưng trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày vẫn có nguy cơ gặp một số biến chứng nguy hiểm như loét thực quản, Barrett thực quản hay thậm chí là ung thư thực quản nếu để bệnh tình kéo dài.
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày được chẩn đoán như thế nào?Để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe, ghi nhận tiền sử bệnh tình của bé cũng như các triệu chứng con bạn đang gặp phải.
Các xét nghiệm khác có thể được chỉ định cho bé bao gồm:
Chụp X-quang ngực
Nuốt barium kết hợp chụp X-quang: Cho phép bác sĩ phát hiện được các dấu hiệu viêm loét và tắc nghẽn bất thường ở các cơ quan trên cùng của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày và ruột non ( phần đầu tá tràng)
Nội soi dạ dày: Trẻ 7 tuổi còn nhỏ nên ít khi được thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định nội soi cho bé. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy một số mẫu mô trong đường tiêu hóa của trẻ để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Hp hoặc tầm soát ung thư.
Nhân trắc thực quản: Kỹ thuật này được thực hiện để đánh giá sức mạnh cơ thực quản của bé.
Kiểm tra độ pH: Một ống nhựa có đầu cảm biến sẽ được đưa vào thực quản từ lỗ mũi của bé để đo độ pH trong vòng 24 – 48 giờ.
Cách chữa trị cho trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dàyĐiều trị trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường, việc khắc phục bệnh sẽ được bắt đầu với các phương pháp tự nhiên, đặc biệt là thay đổi lối sống của bé. Nếu sau đó bệnh tình của bé không tiến triển tốt thì mới tính đến việc sử dụng thuốc hay phẫu thuật.
1. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống khắc phục trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổiMột số thay đổi trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể giúp cải thiện triệu chứng cho trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày như:
Ăn các bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ có 3 bữa chính. Cứ cách 2 – 3 giờ mẹ có thể cho con ăn một lần nhưng đừng để bé ăn quá nhiều. Điều này sẽ giúp gánh nắng tiêu hóa cho dạ dày của bé, ngăn ngừa trào ngược, giảm buồn nôn và giúp bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Có kế hoạch giảm cân cho bé nếu con bạn dư thừa cân nặng hoặc bị béo phì
Tránh cho trẻ ăn nhiều chất béo, đồ chiên, sô cô la, các loại quả có vị chua, bạc hà. Chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày thực quản và khiến tình trạng trào ngược dạ dày của trẻ 7 tuổi thêm nghiêm trọng.
Không cho trẻ uống nước ngọt có ga hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
Khuyến khích bé nằm gối nâng cao đầu trong lúc ngủ để ngăn ngừa hiện tượng trào ngược axit diễn ra vào ban đêm
Bữa ăn tối nên cách thời điểm bé đi ngủ ít nhất 3 giờ
Đừng để bé đi nằm ngay hoặc hoạt động mạnh ngay sau khi ăn
Để bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Tránh mặc đồ bó sát gây chèn ép vào dạ dày và làm tăng nguy cơ bị trào ngược.
2. Chữa trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi bằng các bài thuốc dân gian
Dùng nghệ: Loại gia vị này cung cấp nhiều curcumin có tác dụng làm giảm axit dạ dày, giúp tổn thương trong đường ruột của bé nhanh lành. Để điều trị, mẹ lấy 1 thìa bột nghệ trộn chung với 1 thìa mật ong nguyên chất cho bé ăn trước bữa chính 30 phút.
Bài thuốc từ nha đam: Nha đam chứa chất chống viêm, diệt khuẩn, giảm đau tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi. Mẹ hãy lấy lá nha đam tươi, gọt sạch vỏ, lấy ruột bên trong cắt nhỏ, đem nấu lấy nước đặc. Khi dùng, thêm vào chút mật ong cho bé dễ uống. Trường hợp bé có dấu hiệu tiêu chảy thì tránh dùng.
Dùng củ gừng tươi: Gừng giúp giảm trào ngược dạ dày cho trẻ bằng cách trung hòa axit dạ dày. Nguyên liệu này còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bé có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn. Sau khi bằm nhuyễn gừng, mẹ hãy lấy 1 thìa đem bỏ vào nước sôi ủ trong 15 phút. Cuối cùng thêm lượng mật ong đủ ngọt vào, quậy đều lên cho bé uống. Thực hiện mỗi ngày khoảng 2 lần.
3. Điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi bằng thuốc tâyTrẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì cho an toàn? Các bài thuốc dân gian có thể không cho hiệu quả đối với tất cả các trường hợp, đặc biệt là khi trẻ bị trào ngược dạ dày nặng. Bác sĩ có thể đề nghị cho con bạn dùng thuốc tây để điều trị nhằm đạt được kết quả tốt hơn.
Các loại thuốc có thể được sử dụng để chữa trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi bao gồm:
Thuốc chẹn H2: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm lượng axit được sản xuất trong dạ dày bằng cách ngăn chặn histamine – một loại hormone giúp tạo ra axit.
Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này cũng có tác dụng ức chế sản xuất axit ở dạ dày của bé.
Các thuốc khác có thể được chỉ định: Thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc chống buồn nôn…
4. Phẫu thuậtHình thức phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất là nội soi. Phương pháp này ít gây đau cho bé, giúp trẻ nhanh phục hồi sức khỏe hơn và hạn chế được biến chứng so với phẫu thuật mổ hở.
Khi phẫu thuật, trẻ được gây mê toàn thân. Bác sĩ tiến hành rạch những đường mổ nhỏ trên bụng của bé rồi luồn ống nội soi có gắn camera ở đầu vào trong để quan sát được tổn thương ở dạ dày, thực quản. Trong khi đó các dụng cụ phẫu thuật sẽ được đưa vào thông qua một vết mổ khác để tiếp cận với khu vực cần điều trị.
Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tuổi Có Sao Không
Trào ngược dạ dày là tình trạng hệ tiêu hóa bị rối loạn khiến axit dạ dày, dịch vị và thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên cơ quan thực quản. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi và không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ. Đến khi trẻ 12 tháng tuổi, bệnh sẽ từ từ biến mất.
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu từ hai nhóm nguyên nhân chính:
Trào ngược dạ dày do sinh lýNguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ những yếu tố sinh lý:
Cơ vòng thực quản phát triển chưa toàn diện: Cơ vòng có chức năng đóng mở “cửa” để thu nạp thức ăn và làm lá chắn cản trở acid dịch vị trào ngược. Tuy nhiên, khi cơ quan phát triển chưa toàn diện thì nguy cơ cao dịch acid có thể len lỏi bên trên
Chức năng của hệ tiêu hóa chưa ổn định: Trẻ 2 tuổi rất dễ mắc phải hiện tượng rối loạn hệ tiêu hóa, co bóp bất thường. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho acid trào ngược
Trẻ vận động vừa ăn xong: Khi ăn xong trẻ cần ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để tiêu hóa. Các hoạt động chạy nhảy lúc này sẽ gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa. Khiến cho khả năng kiểm soát acid yếu đi.
Cho trẻ nằm khi uống sữa: Trẻ rất dễ nôn trớ khi nằm uống sữa vì lúc này cơ hoành nằm ngang với dạ dày, sữa rất dễ dàng trào ngược ra ngoài.
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày: Các thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ hoặc sữa công thức không phù hợp… cũng góp phần tăng cao nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 2 tuổi
Các trường hợp mắc trào ngược dạ dày do sinh lý thường nôn trớ sau khi uống sữa hoặc ăn dặm. Tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra ở cấp độ nhẹ. Trẻ vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi do bệnh lýBên cạnh các yếu tố sinh lý, một số bệnh lý sau đây cũng “góp mặt” gây ra các triệu chứng bệnh:
Viêm loét dạ dày tá tràng: Chứng bệnh này gây tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc cơ quan tá tràng dẫn đến loét.
Thoát vị cơ hoành: Đây là một dị tật bẩm sinh do các cơ quan ở ổ bụng “trồi” lên lồng ngực thông qua các lỗ khuyết, thường ở lỗ sau và phía trên ở cơ hoành.
Sa dạ dày: Bệnh lý xuất hiện khi đáy của dạ dày nằm ở vị trí thấp hơn so với bình thường. Dẫn đến việc khó khăn trong hệ tiêu hóa.
Các triệu chứng khi trẻ 2 tuổi mắc trào ngược dạ dàyTrào ngược dạ dày sẽ biểu hiện với những dấu hiệu sau đây, ba mẹ cần lưu ý:
Trẻ hay nôn mửa sữa và thức ăn
Nấc cụt và ợ hơi thường xuyên
Miệng bé xuất hiện mùi hôi
Trẻ hay quấy khóc bất thường, thường xuyên vào ban đêm
Thường hay thức giấc
Cân nặng tăng chậm, suy dinh dưỡng
Trẻ thở khò khè và đau bụng
Các cơn ho kéo dài và giọng nói bị khàn
Bé 2 tuổi bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?Về bản chất thì chứng bệnh này không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Khi trẻ nôn mửa, kén ăn sẽ dẫn đến tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng.
Khi các triệu chứng trào ngược dạ dày diễn biến kéo dài sẽ gây dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng như:
Thần kinh rối loạn
Thực quản bị viêm
Thực quản xuất huyết
Khi axit trào ngược vào mũi, phổi và khí quản, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp
Gây ra các vết loét chảy máu do thiếu hồng cầu và máu
Thực quản bị thu hẹp và xuất hiện các khối polyp
Thực quản nóng rát và sưng tấy
Quá trình nuốt thức ăn khó khăn do mô sẹo hình thành trong thực quản
Cách chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổiĐể chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 2 tuổi, bác sĩ chuyên khoa thường áp dụng các biện pháp sau đây:
Chụp X-Quang: Trẻ sẽ được nuốt Barium (chất cản quang) và được “soi” dưới máy chụp X-Quang. Các tổn thương ở vùng dạ dày, thực quản và ruột non dễ dàng “lộ” ra và phát hiện được triệu chứng gây bệnh.
Nội soi thực quản: Sau khi được gây tê, bác sĩ đưa ống nội soi được trang bị thêm camera và đèn ở đầu ống vào cơ thể trẻ. Hình ảnh về các vết thương sẽ được quan sát trên màn hình vi tính. Dù là vết thương có kích thước vài milimet cũng không thể “ẩn hình” với ống nội soi.
Nghiên cứu thăm dò trở kháng trong 24 tiếng: Một ống nhỏ được đặt qua mũi vào thực quản của trẻ. Đầu ống này được đặt nằm ở trên cơ thắt thực quản nhằm theo dõi chính xác nồng độ acid trong thực quản.
Xét nghiệm nước tiểu và máu: Xét nghiệm này nhằm loại trừ các nguyên nhân gây ra hiện tượng nôn mửa nhưng thường bị nhầm lẫn với chứng trào ngược dạ dày thực quản
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày? Sử dụng các liệu pháp tự nhiên
Sữa chua: Cho trẻ ăn sữa để cải thiện hoạt động tiêu hóa vì sữa chua chứa nhiều probiotic, rất tốt cho dạ dày và đường ruột. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung lượng sữa chua phù hợp với trẻ.
Trà gừng ấm: Gừng có công dụng điều hòa chức năng co bóp ở bao tử giúp giảm nguy cơ axit trào ngược. Nên cho trẻ uống mỗi ngày để “xóa tan” các triệu chứng nhanh chóng. Bạn có thể pha hỗn hợp với một ít mật ong, vài lát gừng ngâm và một lượng nước sôi vừa đủ.
Nghệ vàng: Curcumin trong nghệ vàng có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần hòa nửa muỗng cà phê mật ong cùng với nửa muỗng cà phê tinh bột nghệ.
Tinh dầu bạc hà: Mặc dù sử dụng bạc hà để ăn sẽ khiến triệu chứng trào ngược nghiêm trọng hơn, nhưng nó lại phát huy hiệu quả khi dùng để thoa. Lấy một lượng vừa đủ tinh dầu bạc hà trộn cùng một ít dầu oliu rồi xoa lên bụng bé để giảm bớt các triệu chứng.
Bài thuốc Đông y trị trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổiMột trong những bài thuốc Đông y có thể sử dụng cho trẻ 2 tuổi bị trào ngược là Sơ can Bình vị tán. Bài thuốc được bào chế từ hơn 30 thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên như: Bố chính sâm, cam thảo, ô tặc cốt, chè dây, sài hồ, đương quy, sài hồ…
Bài thuốc điều trị dựa trên nguyên lý: Đẩy lùi các dấu hiệu gây bệnh và điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh nhờ sự kết hợp 3 phế phẩm Sơ can Bình vị – viêm loét HP, Cao Bình vị và Sơ can Bình vị – Trào ngược.
Vì có thành phần thảo dược tự nhiên, được nghiên cứu và bào chế kỹ lưỡng bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành, trước khi đưa vào ứng dụng trong thực tế đã trải qua kiểm nghiệm gắt gao nên bài thuốc đảm bảo an toàn, lành tính, dùng được cho mọi đối tượng.
Một số mẹo giúp trẻ 2 tuổi bớt trào ngượcDùng gối chống trào ngược
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi thường xảy ra vào ban đêm, một chiếc gối chống trào ngược lúc này sẽ là “vị cứu tinh”. Thiết bị này giúp vùng thực quản và cổ họng được nâng cao hơn so với dạ dày. Từ đó giảm được các triệu chứng nôn mửa, nấc hơi.
Các mẹ lưu ý chỉ chọn những loại gối có độ nghiêng từ 15 đến 20 độ. Ưu tiên chất lượng mềm mại và chất lượng tốt để đảm bảo trẻ có giấc ngủ ngon và không bị khó chịu.
Massage vùng bụng của trẻ
Mục đích của việc massage và xoa bóp là để cơ hoành được kéo giãn ra, cải thiện hoạt động bên trong dạ dày. Từ đó cải thiện chức năng đóng mở linh hoạt của cơ hoành thực quản.
Bạn có thể thoa lên bụng bé một ít dầu dừa hoặc dầu oliu trước khi massage. Massage theo chuyển động xoay vòng và dùng lực tay xoa bóp nhẹ nhàng từ 5 đến 10 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên thực hiện biện pháp này khi trẻ vừa uống sữa hoặc vừa ăn xong.
Tránh cho trẻ ăn quá nhiều loại thức ăn, thức uống hoặc ăn quá no trong một bữa ăn
Hạn chế những thực phẩm dầu mỡ, chất béo cao. Các loại thực phẩm như socola, nước sốt cà chua, quýt,… cũng cần nên tránh. Bởi đây là nhóm thức ăn tăng nguy cơ trào ngược axit ở trẻ.
Trong lúc ăn nếu trẻ bị nôn trớ, ngừng ăn vài phút và cho trẻ súc miệng, khi trẻ ổn định mới ăn tiếp
Không nên để trẻ vận động mạnh hoặc nằm, ngủ ngay khi vừa “chén” xong
Kê gối cao cho trẻ khi ngủ nếu không dùng gối chống trào ngược
Không nên cho trẻ mặc quần áo bó sát, đặc biệt là vùng bụng, ưu tiên trang phục rộng rãi có chất liệu thoáng mát.
Tránh để trẻ thức quá khuya hoặc ngủ không đủ giấc
Khuyến khích trẻ rèn luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Bài viết này đã cung cấp cái nhìn chi tiết cho bậc phụ huynh về chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi. Hy vọng bạn đã nắm rõ được những nguyên nhân, biểu hiện, đặc biệt là những cách chữa trị hiệu quả để xua tan nỗi ám ảnh khi trẻ mắc phải bệnh này.
Bị Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai
Trào ngược dạ dày khi mang thai là tình trạng ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng, mặc dù không gây đau đớn gì nhưng lại tạo ra cảm giác nóng rát ở phần ngực dưới, đi kèm với vị chua, đắng ở vùng miệng và vùng hầu vô cùng khó chịu cho chị em phụ nữ mang thai.
Thông thường, phụ nữ mang thai rất dễ bị trào ngược dạ dày vì 3 lý do sau:
Một là do cơ thể phụ nữ mang thai tự động sản sinh ra lượng nội tiết tố progesterone lớn nhằm giúp tử cung giãn nở tối đa cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, sự gia tăng quá mức này sẽ khiến cho van dạ dày bị giãn rộng theo, khiến axit trong dạ dày tràn lên trên thực quản.
Hai là do lượng hormone relaxin trong cơ thể tăng cao đột ngột trong thai kỳ gây cản trở quá trình tiêu hóa. Tức là khi thời gian thức ăn ở bên trong dạ dày sẽ lâu hơn, khiến cho axit tiết ra nhiều hơn và gây ra ợ hơi.
Ba là do thai nhi phát triển ngày càng lớn và ngày càng chiếm nhiều diện tích trong bụng và vô tình đè lên dạ dày, cơ thắt thực quản dưới. Hậu quả là thúc đẩy quá trình axit trào lên thực quản.
Hầu hết phụ nữ mang thai đều sẽ gặp phải tình trạng này ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ và quay trở lại vào 3 tháng cuối. Ngoài ra, những chị em nào đã từng bị trào ngược dạ dày khi mang thai lần đầu tiên thì nguy cơ gặp lại trong những lần mang thai sau là rất cao.
Dấu hiệu nhận biết chứng trào ngược dạ dày khi mang thaiTrào ngược dạ dày khi mang thai có thể biểu hiện ra bên ngoài với các dấu hiệu sau:
Ợ nóng: Dấu hiệu này hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Nguyên nhân là do thức ăn vào trong dạ dày nhưng lại không tiêu hóa được hết, axit sản sinh ra thì nhiều nên gây ra cảm giác nóng rát ở ngực, ợ hơi có vị chua, miệng đắng khó chịu.
Ợ hơi: Không khí bên trong dạ dày không thoát ra ngoài được bắt buộc phải đẩy ngược lên miệng và gây ra tình trạng ợ hơi.
Buồn nôn: Hormone relaxin tăng cao vô tình gây ra cảm giác buồn nôn, nôn khó chịu.
Bị ho khan, khàn giọng
Khó nuốt, mất vị giác, ăn không ngon
Trào ngược dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?Rất nhiều chị em phụ nữ mang thai thắc mắc không biết ” trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?” Về bản chất thì trào ngược dạ dày không phải là một bệnh quá nguy hiểm, kể cả trong thai kỳ. Nó chỉ đơn thuần là một trong rất nhiều những triệu chứng xảy ra kèm theo xuất hiện trong quá trình mang thai. Khi được xử lý đúng cách sẽ đẩy lùi triệu chứng nhanh chóng và an toàn.
Tuy nhiên, trào ngược dạ dày khi mang thai khi đã được điều trị nhưng nguy cơ tái phát cũng rất cao. Nếu diễn biến phức tạp có thể gây ra tổn thương đến niêm mạc thực quản, viêm xoang, viêm phổi, viêm họng, viêm tai, viêm thanh quản, loét dạ dày, chảy máu thực quản, ung thư thực quản…cực kỳ nguy hiểm.
Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như:
Các triệu chứng của trào ngược axit ngày càng nặng và kéo dài
Sốt cao, đau đầu, chóng mặt, nôn và buồn nôn
Khó nuốt, mất khẩu vị, sụt cân không phanh
Dễ bị nghẹn, sặc khi ăn
Đau tức ngực
Nôn hoặc đi ngoài ra máu
Trào ngược dạ dày khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khiến trẻ không thể hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất từ mẹ. Chính vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu của chứng trào ngược dạ dày khi mang thai thì nên có cách xử trí kịp thời.
Cách xử lý chứng trào ngược dạ dày khi mang thaiTừ thực tế cho thấy hiện tượng trào ngược dạ dày khi mang thai có thể tự biến mất sau thai kỳ đi vào ổn định và biến mất hẳn sau khi sinh. Tuy nhiên, để có thể khắc phục chứng trào ngược dạ dày hiệu quả, không còn khó chịu nữa thì trước hết chị em phụ nữ mang thai cần nhận được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Lúc này, do đang trong giai đoạn nhạy cảm của thai kỳ nên việc sử dụng thuốc Tây là điều không nên. Vì vậy, các bác sĩ thường sẽ hướng dẫn một vài mẹo có thể áp dụng ngay tại nhà mà không gây nguy hiểm gì cho cả mẹ và con.
Các bài thuốc dân gianÁp dụng một số mẹo chữa trào ngược dạ dày tai nhà đơn giản như:
Tinh bột nghệ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày hiệu quả. Khi kết hợp với sữa chua có tác dụng tăng cường lợi khuẩn đường ruột sẽ giúp giảm bớt tình trạng ợ nóng, ợ hơi. Mẹ bầu nên uống hỗn hợp tinh bột nghệ pha với sữa chua mỗi ngày một lần, nhớ uống trước bữa sáng để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Nha đam
Nha đam hay còn được gọi là lô hội có chứa khoảng 12 loại vitamin quan trọng với sức khỏe và chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Chị em có thể sử dụng nha đam để chế biến theo nhiều cách như nấu chè, làm thạch…tùy thích.
Nước dừa có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất rất cần thiết. Đặc biệt là khi bị trào ngược dạ dày, khó tiêu uống nước dừa sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng và còn thanh lọc cơ thể, giải nhiệt hiệu quả.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có chứa các tinh chất cực kỳ tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, uống một ly trà hoa cúc sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi đang diễn ra. Ngoài ra, mỗi ngày một ly trà hoa cúc trước khi đi ngủ còn giúp thư giãn tinh thần, giảm stress, mệt mỏi, giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý kết hợp một số điều về thói quen ăn uống, sinh hoạt trong quá trình xử lý chứng trào ngược dạ dày:
Về chế độ ăn uống
Chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần ăn một ít chứ không nên ăn quá no trong cùng một lần vì dễ khiến thức ăn không tiêu hóa được.
Khi ăn nhớ nhai chậm, nhai kỹ để thức ăn vào dạ dày sẽ dễ tiêu hóa hơn.
Chỉ nên ăn những loại thực phẩm, thức ăn dễ tiêu, lành tính, chứa nhiều vitamin, khoáng chất.
Không nên ăn các loại thức ăn quá chua, quá cay, nhiều chất béo như thức ăn nhanh, sô cô la, trái cây và nước ép trái cây họ cam quýt, rượu, cà phê…
Chỉ nên uống nước trước hoặc sau khi ăn xong, không nên vừa ăn vừa uống.
Uống nước trước hoặc sau khi ăn.
Uống một ly sữa sau khi ăn sẽ giúp giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng mà còn giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi. Nên chọn sữa ít béo, tách béo sẽ tốt hơn.
Sau khi ăn tuyệt đối không nằm ngay, hãy ngồi nghỉ ngơi hoặc đi dạo chậm rãi để hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn. Sau 2 tiếng mới có thể nằm và nên nằm nghiêng sang bên trái để giúp thực quản cao hơn dạ dày, hạn chế chứng trào ngược.
Nếu mẹ bầu thường xuyên ợ nóng vào ban đêm thì hãy cố gắng không ăn hay uống bất thứ gì ngoài nước trong vòng ba tiếng trước khi đi ngủ.
Về thói quen sinh hoạt
Khi ngủ hãy nằm kê gối cao hơn một chút để tránh những cơn trào ngược xuất hiện trong lúc ngủ.
Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát sẽ tạo cảm giác thoải mái, giảm những cơn trào ngược mà lại còn tốt cho thai nhi, giúp mẹ bầu dễ dàng vận động.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, yêu đời sẽ giúp các triệu chứng trào ngược không còn là vấn đề nữa.
Kiểm soát cân năng của bản thân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thường xuyên vận động, tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng, các môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội, thiền, yoga…sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, giảm tiết axit trong dạ dày và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
Tuyệt đối không hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá. Vì hút thuốc sẽ làm giãn van giữa dạ dày, khiến cho hiện tượng trào ngược axit ngày càng nghiêm trọng. Và nhất là hút thuốc sẽ rất có hại cho sự phát triển của em bé.
Trào ngược dạ dày khi mang thai không thể chữa bằng thuốc bởi có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt là tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
Luôn giữ dáng thẳng đứng, nhất là vào các thời điểm trong và ngay sau khi ăn. Nên ngồi thẳng lưng và cố gắng không cúi xuống hay ngồi sụp xuống đột ngột.
Dùng thuốcViệc sử dụng thuốc Tây trong thai thai kỳ là điều không nên vì tác dụng phụ của thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trong những trường hợp các triệu chứng trào ngược dạ dày diễn biến nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con thì việc dùng thuốc là phương án cuối cùng.
Trước hết, muốn dùng thuốc thì mẹ bầu cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối, không tự ý lấy thuốc về uống. Thông thường, có 4 nhóm thuốc thường được chỉ định để trị trào ngược dạ dày:
Thuốc kháng acid
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc kháng histamin
Thuốc ức chế bơm proton
Đối với phụ nữ mang thai thì bác sĩ sẽ ưu tiên cho dùng nhóm thuốc kháng axit vì nhóm thuốc này khá an toàn và không chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bắt buộc phải tránh các thuốc kháng axit có chứa thành phần sodium bicarbonate và magnesium trisilicate.
Đơn thuốc bác sĩ sẽ kê nên chị em không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần lưu ý uống thuốc theo đúng liều lượng, thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài, ra không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc không được kê đơn nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ về tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai trong bài viết này, các chị em phụ nữ mang thai sẽ hiểu hơn về nó và áp dụng các cách xử lý an toàn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ thật khỏe mạnh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bé 2 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày Chữa Như Thế Nào? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!