Bạn đang xem bài viết Bài Dự Thi Tìm Hiểu Thân Thế Chủ Tịch Hồ Chí Minh được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Họ và Tên : Văn QuangĐơn vị: Tỉnh Bạc Liêu
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Hãy cho biết thân thế và khái quát những mốc lịch sử chính trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Trả Lời: Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành do nhu cầu khách quan nhằm giải đáp những đòi hỏi bức thiết của cách mạng Việt Nam đặt ra hồi đầu thế kỷ 20 tronh những điều kiện lịch sử – xã hội sau đây: – Sau khi vua quan nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân ta vẫn tiếp tục chiến đấu chống giặc ngoại xâm trong hoàn cảnh rất khó khăn, các phong trào yêu nước, các cuộc nổi dậy đều bị kẻ thù dìm trong biển máu. Nguyên nhân của những thất bại nêu trên là do chưa tìm được đường lối rõ ràng, đúng đắn. – Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê hương của người (Tỉnh Nghệ An ) là mảnh đất giàu truyền thống bất khuất , cần cù lao động, hiếu học…nơi đã sản sinh ra nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, ngay từ thưở nhỏ người đã được ảnh hưởng bởi những truyền thống quý báu đó. – Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người. Vào thời điểm ấy, sau khi bôn ba qua nhiều nước để tìm đường cứu dân, cứu nước, Hồ Chí Minh đến thủ đô nước Pháp. Tại đây sau khi đọc bản luận cương về dân tộc và thuộc địa của Lê Nin. Người coi đây chính là cái “cẩm nang thần kỳ ” cho sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc thuộc địa . Khẳng định thêm con đường mà người đã chọn.Các giai đoạn hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh – Giai đoạn tìm tòi khảo nghiệm (1911 – 1920 ) sau khi nghiên cứu luận cương của Lê Nin. Nguyễn Aùi Quốc tán thành gia nhập quốc tế thứ ba. Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. – Giai đoạn hình thành cơ bản ( 1921 -1930 ) Người sáng lập hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo ” người cùng khổ” báo ” thanh niên” sáng lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm 8 đồng chí đầu tiên. – Giai đoạn thử thách và thắng lợi (1930-1945) Nguyễn Aùi Quốc hoạt động ở nước ngoài – 1941 Nguyễn Aùi Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. – Giai đoạn phát triển và tỏa sáng (1945-1969) là giai đoạn tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.Câu 2: Đồng chí hãy cho biết nội dung chủ yếu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Trả Lời Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc, về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân vì dân, về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ Đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Câu 3: Những quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.Trả lời: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc là thực hiện sự kết hợp hài hòa giữa dân tộc và giai cấp , chủ nghĩa yêu nước Và chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc và CNXH. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở liên minh công – nông do Đảng cộng sản lãnh đạo. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần
Thân Thế Và Sự Nghiệp Cách Mạng Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
PTĐT – Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một làng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, Người đã sớm hun đúc ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước. Ngày 5/6/1911 với tên gọi mới là Văn Ba, Người đã lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng đi Mác Xây (Pháp) bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức “Cộng sản đoàn” làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Ngày 3/2/1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn. Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946). Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng. Ngày 19/12/1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954). Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối đúng đắn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thắng lợi; đặt nền móng và không ngừng vun đắp tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, giữa Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) với các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. Ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời là tổn thất vô cùng lớn lao. Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta thương nhớ Người khôn xiết. Sự ra đi của Người để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam và tình đoàn kết thân ái với nhân dân tiến bộ trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là tấm gương sáng ngời cho lớp lớp thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. T.K (Biên soạn theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương)
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh còn được người dân Việt Nam gọi với nhiều cái tên như: lăng Bác, lăng Ba Đình, Lăng Hồ Chí Minh. Là một công trình kiến trúc nổi tiếng được xây dựng với sự góp công của Việt Nam và Liên Xô (Nga). Công trình đã thu hút rất đông du khách đến thăm quan để tỏ lòng thành kính ngưỡng mộ đối vời người cha già của dân tộc Việt Nam.
Vào ngày 28 tháng 8 năm 1975 lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng xong và khánh thành. Mặt chính của lăng nhìn thẳng ra Quảng Trường Ba Đình lịch sử.
Lăng gồm ba tầng: Tầng 1 là dãy khán đài xây theo hình bậc thang để tiện tổ chức các buổi lễ quan trọng tại Quảng Trường Ba Đình. Tầng 2 là phần Trung Tâm của lăng gồm phòng thi hài, các hành lang và cầu thang lên xuống. Di hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trong một lồng kính. Tầng trên là mái lăng hình tam cấp. Trên mặt chính của Lăng có khắc dòng chữ “Chủ Tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng ngọc màu mận chín.
Toàn bộ khu lăng có chiều cao 21,6m, Quảng Trường Ba Đình có chiều dài 320m, rộng 100m với 240 ô cỏ xanh tươi suốt quanh năm. Bên phía Tây của Quảng Trường Ba Đình là khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm Bảo Tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn của người, ao cá, rặng cây dừa cùng các hàng rào dâm bụt,..vv.
Lịch mở cửa lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lăng Bác mở cửa vào mùa hè từ tháng 4 đến hết tháng 10, mở cửa từ 7h30 sáng đến 10h30 trưa. Thứ 7, chủ nhật các ngày lễ khác mở cửa vào 7h30 đến 11h.
Mùa đông từ tháng 11 đến hết tháng 3, mở cửa 8h đến 11h sáng. Với thứ 7, chủ nhật, các ngày lễ mở cửa từ 8h đến 11h30 sáng.
Lăng Bác Hồ mở cửa vào buổi sáng trong tuần trừ thứ 2 và thứ 6. Các ngày đặt biệt như mùng 1 tết nguyên Đán, ngày sinh nhật bác 19/5 và quốc khánh 2/9, trùng vào thứ 2 hoặc thứ 6 vẫn mở cửa. Bạn có thể đến thăm quan vào thời điểm này.
Giá vé vào viếng Lăng Bác.
Giá vé với du khách nước ngoài là 25k/lượt và 25k vé thăm quan khu nhà sàn Bác Hồ, nơi khi xưa bác ở. Với người Việt Nam không mất tiền vào cửa.
Phương Tiện Đến Lăng Bác Hồ.
Vì nở trung tâm Hà Nội So 2 Hung Vuong, Điện Biên, quận Ba Đình, nên bạn có thể đến bằng nhiều phương tiện khác nhau. Với du khách đi xe máy có thể gửi xe tại đường Ông Ích KHiêm, đối diện với bộ Tư Lệnh Lăng hoặc số 18 đường Ngọc Hà, cổng vào bảo tàng Hồ Chí Minh. Nếu muốn đi xe buýt, bạn có thể bắt các tuyến xe số 09, 18, 22, 33, 45, 50 đến điểm dừng ở 18A Lê Hồng Phong là điêm gần nhất của trạm xe buýt để đi vào lăng Bác.
Địa Điểm Thăm Quan Tại Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Với lịch trình thăm quan lăng Bác có thể theo trình tự như sau: nhà sàn, ao cá Bác Hồ, bảo tàng Hồ Chí Minh, cuối cùng là chùa Một Cột.
Đoạn đườn từ lăng đến nhà sàn Bác được trùng tu khá đẹp, với hòn non bộ, hồ nước, vườn cây vô cùng mát mẻ. Tại đây, bạn có tìm hiểu về cuộc đời giản dị và sự nghiệp cách mạng của Bác. Sau khi thăm quan nhà sàn và phủ Chủ Tịch, và bảo tàng, bạn sẽ đến quầy giải khát và bán đồ lưu niệm.
Thuyết Minh Về Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Lăng gồm ba lớp với chiều cao 21,6 mét. Lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, cấp dưới của bậc thềm là lễ đài dành cho đoàn chủ tịch các cuộc mít tinh tổ chức ở quảng trường. Lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng, gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, nhìn từ mặt nào cũng thấy năm khoảng đều nhau ghi nhớ ngôi nhà năm gian quen thuộc của mọi miền quê việt nam. Lớp trên cùng là mái lăng, hình tam cấp. Cấp dưới vát lên thanh thoát, hai cấp trên thẳngnét tạo mái bằng khép lại không gian đỉnh lăng, ở mặt chính lăng có dòng chữ: chủ tịch hồ chí minh bằng đá hồng màu mận chín.
Bước vào phòng ngoài, trước mặt ta óng ánh trên tường đá hoa cương màu đỏ sẫm hàng chữ vàng “không có gì quí hơn độc lập tự do”, ở dưới là dòng chữ kí quen thuộc của bác. Lên cầu thang là tới nơi bác yên nghỉ. Trên nền tường ốp đá trắng gắn nổi hình cờ đảng và cờ nước. Đài hoa – trên đó đặt hòm kính thi hài bác – được ghép bằng đá huyền đen lấp lánh. Cách bố trí lối đi từ ba phía cho phép nhiều người được vào viêng bác cùng lúc. Qua lớp kính trong suốt, bác như vừa ngả lưng, chợp mắt trong chốc lát. Vẫn bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân bác vẫn là đôi dép cao su giản dị của người.
Lăng chủ tịch hồ chí minh là biểu tượng của lòng tôn kính và biết ơn vô hạn của cả dân tộc đối với người. Đây còn là một công trình kiến trúc có ý nghĩa chính trị và nghệ thuật lớn lao, thể hiện trí tuệ, tình cảm, tài ba và sức lực của các tầng lớp nhân dân ta. Cả thiên nhiên nữa, dường như có ý dành cho ta nhiều loại đá quý nhất để xây lăng. Đá huyền đen vĩnh linh. Đá xanh màu mơ sơn la. Đá vàng nâu đất nghệ. Đá màu đỏ cờ xứ thanh. Cao bằng gửi về đá hồng để tạc dòng chữ chủ tịch hồ chí minh khảm trên mái lăng, tuyên quang cũng gửi về loại đá sỏi quý: nghìn vạn hòn như một, tròn và đều tăm tắp như hạt nhãn… Miền nam, khi đó đang giữa cuộc chiến tranh, đã đánh vào tận sát căn cứ địch để lấy đá hoa gấm, đá mã não do chính nhân dân ở đường mòn hồ chí minh gửi ra bắc góp phần xây ngôi nhà “vĩnh hằng của người”.
Chuyện gỗ cũng phong phú không kém chuyện đá. Chuyến xe đầu tiên chở gỗ quý miền nam đến hà nội vào mùa xuân 1974. Gỗ lớn mấy sải tay ôm. Gỗ đinh lõi vàng vân trắng. Gỗ mun đen như than đá. Gỗ ‘hương tía vân như ráng đỏ trời chiều. Gỗ nu có vân xoắn như lượn tơ tằm. Rồi còn gỗ của các rừng đá ngàn miền bắc. Gỗ, đá ấy qua bàn tay và trí tuệ của công nhân, nghệ nhân, kĩ sư việt nam và cả chuyên gia liên xô nữa, đã trở thành lăng bác Hồ, niềm tự hào chung của toàn thể dân tộc việt nam.
Cũng cần nói đến cây xanh quanh lăng. Hai cây đại ở hai bên cửa chính dáng đẹp cổ kính, đơm hoa cánh trắng lòng vàng, hương ngát. Chạy dọc theo hai lễ đài phụ là hai dãy vạn tuế thân thẳng, lá tựa ô che trên ngọn đọi và vạn tuế tượng trưng cho sự vĩnh hằng. Khép lại không gian hai phía lễ đài là hai bờ lũy tre, trúc, luồng, mai ken dày, gợi nhớ tới xóm làng thân thuộc.
Sau lăng là những bồn hoa, những khóm cây tụ hội từ bốn phương đất nước. Hoa ban tây bắc, mai tứ quý, nguyệt quế, mai vàng của nam bộ, bưởi biên hòa, dừa bình định, quế trà mi, đào nhật tân, cả cây đào chiết từ’gốc đào tô hiệu ở nhà tù sơn la, hồng bạch hạc, táo thiện phiên và các loại hoa dâng hương tinh khiết như nhài, mộc, ngầu, dạ hương, ngọc lan, v.v…
Với việt nam, lăng bác Hồ là đài tưởng niệm lớn nhất của thế kỉ xx này.
Nguồn: chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Dự Thi Tìm Hiểu Thân Thế Chủ Tịch Hồ Chí Minh trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!