Bạn đang xem bài viết 80% Dân It Không Phân Biệt Được Sự Khác Nhau Giữa Website Và Webapp được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu hỏi khó mà dễ này đến bây giờ kể cả dân rành IT vẫn ít nhiều chưa phân biệt được sự khác nhau giữa Website và Webapp này. Bởi ranh giới khác nhau của nó quá ít và mơ hồ.
Sự phát triển như vũ bão của nền công nghệ thế giới đã mang đến cho người dùng nhiều trải nghiệm tiện dụng hơn. Đặc biệt là hệ thống Internet ngày nay mang Website không còn là khái niệm xa lạ đối với người tiêu dùng, vừa là một văn phòng online, vừa là một cử hàng kinh doanh đa lĩnh vực – nơi mà các thông tin doanh nghiệp được công bố rộng rãi. Có thể nói, thiết kế một Website đẹp và bắt mắt cũng chính là bộ mặt của một doanh nghiệp và là nơi đón tiếp khách hàng trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, người tiêu dùng luôn có sự nhầm lẫn rằng tất cả những gì có trên mạng internet đều được thông qua Website như Website quản lý bán hàng, Website siêu thị… thực chất chúng là Webapp.
Website và Webapp đều là những định nghĩa không mơ hồ với hầu hết người dùng internet. Nhưng để hiểu sâu về 2 phân hệ này thì không phải ai cũng biết, kể cả dân IT.
Website là gì?
Các khái niệm động/tĩnh để phân loại website
Website tĩnh: Đúng như tên gọi của nó, “tĩnh” vì nó khó có thể thay đổi hoặc không thể thay đổi. Nó là Web không có hệ thống quản lý nội dung, được viết chủ yếu dựa trên ngôn ngữ HTML, DHTML,.. kết hợp với một số công cụ đồ họa CSS để tạo nên giao diện cho người truy cập.
Website động: Các website động hiện nay thường được viết từ các ngôn ngữ lập trình như PHP, ASP, Java, … chúng hoạt động theo thể thức ghi và truy xuất các dữ liệu vào hệ cơ sở dữ liệu ( Database).
Webapp là gì?
Khái niệm Application hẳn sẽ không xa lạ đối với người lập trình web. Nó là ứng dụng giúp cho người dùng thực hiện công việc mà họ muốn trực tiếp trên máy tính. Đầu tiên, website truyền thống chỉ bao gồm text, hình ảnh và video, chúng liên kết với nhau thông qua các link. Về sau, sự ra đời của CGI, Perp, PHP,… các website đã trở nên linh hoạt hơn.Từ đây, Webapp chính thức ra đời.
Webapp nôm na là một ứng dụng chạy trên web, giúp người dùng có thể thực hiện các công việc khác nhau như mua sắm, quản lý… một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.
So sánh 2 phân hệ
Thực tế, có một số trang web dưới con mắt đọc giả nó đơn giản chỉ là website, nhưng dưới con mắt của một nhà quản trị web nó lại là webapp. Do vậy, ranh giới khác nhau giữa webapp và website khá mơ hồ.
Ví dụ như việc người tiêu dùng sử dụng chức năng book phòng khách hàng trên Agoda, book tour du lịch trên Saigontourist – một trang web “động”, mua hàng online hay liên hệ tư vấn sản phẩm quản lý tại Landsoft thì đó chính là Webapp. Ngược lại, nếu trang đó chỉ xuất ra các thông tin đơn giản như thực đơn ăn uống, số giờ hoạt động và thông tin liên hệ thì chắc chắn rằng đó là Website.
Website: Sự nhầm lẫn giữa website và webapp
5
(100%)
2
votes
(100%)votes
Sự Khác Nhau Giữa Dân Chủ Và Tự Do
Hai khái niệm Tự do (Liberty) và Dân chủ (Democracy) xưa nay thường được hiểu là tương tự, hoặc ít ra thì cũng rất gần nhau, theo hướng giải phóng con người. Quả thực, trong các nước dân chủ phương Tây thì hai yếu tố ấy cũng bện chặt vào nhau để tạo nên một nền Dân chủ – Tự do (liberal democracy). Hầu hết chúng ta đều hiểu Dân chủ và Tự do là hai yếu tố biến thiên cùng chiều như một cặp bài trùng. Vì thế cũng không ai mổ xẻ tách bạch sự khác nhau giữa hai khái niệm ấy làm gì.
Song thực tiễn chính trị đã khiến cho hai từ Dân chủ và Tự do buộc phải được hiểu một cách chính xác hơn (nhưng vẫn cùng chiều), rồi thật bất ngờ, dưới bàn tay nhào nặn khéo léo của một số nhà chính trị ở một số quốc gia, Dân chủ và Tự do không bện chặt vào nhau nữa, chẳng những rời nhau ra mà có thể còn chống lại nhau. Từ đó hình thành và phát triển những hệ thống chính trị Dân chủ – nhưng không Tự do (illiberal democracy).
“Nhiều chính quyền được bầu lên một cách dân chủ, thậm chí các chính quyền được bầu lại hoặc được tái xác nhận thông qua trưng cầu dân ý, lại càng bất chấp các giới hạn quyền lực do hiến pháp qui định và thường tước đi các quyền và những tự do căn bản của người dân”.
Sự phát hiện điều nghịch lý và khái quát thành lý luận này của Fareed Zakaria, một nhà báo, nhà triết học chính trị với vốn sống chính trị phong phú, thuộc số những nhà trí thức hàng đầu có nhiều ảnh hưởng nhất hiện nay [1], theo tôi là một phát kiến rất lớn, mặc dù nhiều học giả của thế kỷ 18 và 19 cũng đã bắt đầu “nhìn thấy trong Dân chủ một sức mạnh có thể gây tổn hại cho Tự do”.
Thật vậy, Dân chủ trước hết và chủ yếu được hiểu là quyền làm chủ của dân, là sự can dự của dân vào quá trình hình thành bộ máy cai trị. Khi một quốc gia tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng, có cạnh tranh, bộ máy cầm quyền do lá phiếu của người dân bầu ra, không ai áp đặt, chúng ta gọi quốc gia đó là dân chủ.
Còn Tự do, theo nghĩa truyền thống và thường được hiến định, là các quyền tự nhiên, bất khả nhượng nên còn gọi là Tự do hiến định (constitutional liberalism), nhằm bảo vệ tính độc lập tự chủ và nhân phẩm của con người trước những chèn ép về chính trị, xã hội, tôn giáo và những cái khác.
Nếu muốn coi Dân chủ cũng là biểu hiện của Tự do thì đó là Tự do chính trị, còn quyền Tự do hiến định chính là Tự do dân sự; một đằng tạo ra chính quyền, một đằng không ngừng chỉnh lý, khống chế chính quyền ấy. Vì Tự do là nền tảng, Dân chủ là thượng tầng nên quan hệ giữa Tự do và Dân chủ là quan hệ hầu như một chiều: Chủ nghĩa Tự do hiến định dẫn đến Dân chủ, nhưng Dân chủ thì dường như không mang lại chủ nghĩa tự do hiến định. Gốc nào thì quả ấy, cho nên “Cái làm thành nét đặc trưng và tạo ra sự khác biệt giữa các chính quyền tại châu Âu và Bắc Mỹ với các chính quyền khác trên toàn thế giới không phải là dân chủ mà chính là chủ nghĩa tự do hiến định. Biểu tượng tốt nhất của “Mô hình phương Tây” không phải là hệ thống bầu cử đại chúng mà chính là vị quan tòa không thiên vị” (Zakaria).
Nếu vội vàng tạo lập Dân chủ nơi chính quyền trong khi chưa giành được những quyền tự do dân sự trong dân chúng thì đó là thứ Dân chủ không có gốc, nó dễ dàng trở thành phản bội.
Chúng ta vẫn thường nghĩ một cách đạo đức và đơn giản rằng: sự cảnh giác chỉ cần khi chính quyền đối lập với nhân dân, chứ khi nhân dân đã tự gánh vác trách nhiệm thì sự thận trọng là không còn cần thiết. Xin thưa, Alexandr Lukashenko sau khi được bầu làm Tổng thống Belarus một cách dân chủ với đa số phiếu áp đảo trong cuộc bầu cử tự do năm 1994, khi được hỏi về việc giới hạn quyền lực của ông ta, thì chính nhà độc tài này đã tuyên bố “Chế độ độc tài sẽ không có ở đây. Tôi thuộc về nhân dân, vì vậy tôi sẽ cống hiến vì nhân dân!”.
Cũng đừng tưởng rằng khi người cầm quyền do dân bầu ra mà chống lại tự do của dân thì dân sẽ không bầu nữa. Trái lại có thể dân vẫn bầu, mà còn bầu với số phiếu cao nữa kia! Bởi nếu những quyền tự do hiến định không được thực hiện thì những thủ thuật để chiếm lòng dân, để tạo sức mạnh của số đông, để dân lại tiếp tục bầu là điều không khó khăn gì.
Đối với pháp trị, lòng tin dễ thành thuốc độc, bởi tinh thần căn bản của luật pháp là dựa trên sự nghi ngờ. Khi đã cố xây dựng lòng tin làm cẩm nang, làm tiên đề để điều hành xã hội thì luật pháp sẽ bị vận dụng méo mó, sẽ mất hiệu năng và đó là mầm mống bành trướng của quyền lực tuyệt đối.
Sau một diễn tiến Dân chủ thường tạo được lòng tin, nhưng lòng tin lại gây mất cảnh giác nơi dân chúng và là mảnh đất phát sinh lạm quyền, rồi sự lạm quyền sẽ quay lại chống Tự do. Con đường Dân chủ chống lại Tự do cứ khép một đường vòng như vậy. Đừng bao giờ quên rằng khi có quyền trong tay người ta có thể biến thành một người hoàn toàn khác. Chỉ trong một xã hội có Tự do dân sự vững chắc thì sự tha hoá của quyền lực mới được kiềm chế và đường vòng phản hồi chống dân chủ kia mới có khả năng ngăn chặn. Biết đặt sự nghi ngờ lên trước để xử lý thì lòng tin sẽ đến theo sau.
Bằng con mắt tinh tường và với một quan điểm lý luận có hệ thống, Zakaria đã điểm mặt những vùng địa lý chính trị, nơi nào có Dân chủ-Tự do điển hình, nơi nào tuy chưa thật dân chủ nhưng lại có Tự do, ngược lại nhiều nơi chưa có Tự do nhưng lại được xếp vào nước có Dân chủ…
Đặc biệt ông đã nhận ra sự trỗi dậy mạnh mẽ của xu thế Dân chủ phi Tự do (illiberal democracy), như một lối thoát được ngụy trang rất khôn ngoan của những chính quyền cố giữ cho được sự cai trị độc đoán trước một trào lưu dân chủ toàn cầu không thể chống lại. Những chính quyền ở Peru, Palestin, Sierra Leon, Slovakia, Kazakstan, Kyrgystan, Pakistan, Belarus,… và những nhân vật chính trị như Boris Yeltsin, Alexandr Lukashenko, Alberto Fujimori, Carlos Menem,… là những ví dụ điển hình (khi ấy là năm 1997, sau này phải kể thêm Vladimir Putin). Theo Zakaria thì lúc ấy một nửa số các quốc gia đang dân chủ hoá lại là các chế độ Dân chủ phi tự do (illiberal democracy).
Trước sự trỗi dậy của xu thế có Dân chủ nhưng không có Tự do như thế, dân Việt Nam phải làm gì để khỏi sa vào?
Chính trị cũng như thị trường, chẳng qua cũng một Quy luật cung cầu chi phối cả. Có “cầu” ắt có “cung”, và thế nào cũng xuất hiện bọn “cung đểu” (bọn làm hàng giả), quy luật cạnh tranh sinh tồn vốn tiềm tàng tính “bất thiện” như thế. Nhân dân cần Dân chủ và Tự do ư? (và nghĩ rằng hai thứ đó giống nhau), thì sẽ có giới cầm quyền đứng ra nhận thoả mãn nhu cầu ấy. Nhưng đối với giới cầm quyền thì món hàng Dân chủ có “giá thành” rẻ hơn lại ít nguy hiểm hơn so với Tự do, nên họ cứ trưng cái nửa Dân chủ ra trước đã. Nếu dân là người tiêu dùng hồn nhiên, gặp kẻ tiếp thị có nghề là “bập” vào ngay. Thế là dân hoan nghênh, dân bầu ngay, tín nhiệm ngay, rất tự giác, rất dân chủ.
Nhưng như thế là “thượng đế” bị sa bẫy rồi, cái bẫy có tên là Dân chủ phi Tự do. Khi cái ghế quyền lực đã “đúc bê tông” thì số phận cái nửa Tự do kia sẽ thế nào là chuyện “hạ hồi phân giải”!
Chỉ khi nào dân trí đã khôn, đã từng trải, mới biết “nắm đằng chuôi”, mới biết khước từ món “mì chính trị ăn liền” thường rất đậm đà màu sắc địa phương, mà đòi cho được quyền Tự do hiến định, tức Tự do dân sự như dân các nước văn minh được hưởng. Điều tưởng như rất bình dị này mới chính là sản phẩm quốc tế chất lượng cao, đã được lịch sử kiểm định. Người khôn ngoan không đòi ngay con cá mà cố giành lấy chiếc cần câu chính là như vậy.
Với những độc giả không có nhu cầu tìm hiểu rộng và chi tiết, chỉ cần nắm được luận điểm chính và những ví dụ điển hình, tôi nghĩ đọc bài tiểu luận “Sự trỗi dậy của các chế độ Dân chủ phi tự do” là thích hợp, trong đó tác giả trình bày ý tưởng một cách ngắn gọn, súc tích và sắc xảo.
Xin chân thành cảm ơn cả hai dịch giả của hai tác phẩm nói trên.
Tháng 5-2009
[ 1] Fareed Zakaria là một nhà báo Mỹ gốc Ấn Độ. Ông sinh năm 1964 tại thành phố Mumbai (tên cũ là Bombay) thuộc bang Maharashtra – Ấn Độ, trong một gia đình Hồi giáo. Cha ông là Rafiq Zakaria (1920-2005), một học giả Hồi giáo và là một chính trị gia của Đảng Quốc Đại Ấn Độ (Indian National Congress). Mẹ ông, Fatima Zakaria, đã có thời là biên tập viên của tuần báo Times of India (Thời báo Ấn độ). Sau khi học trung học tại Ấn Độ, Zakaria du học tại Hoa Kỳ, tốt nghiệp Cử nhân (B.A.) tại Đại học Yale và lấy bằng tiến sĩ chính trị học (Ph.D. in Political Science) tại Đại học Havard – nơi đây ông được hướng dẫn bởi các vị giáo sư chính trị học nổi tiếng như Samuel P. Huntington và Stanley Hoffmann. Ông nhập quốc tịch Hoa Kỳ vào năm 2001.
Sau khi tham gia một công trình nghiên cứu của Đại học Havard về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Zakaria trở thành biên tập viên điều hành (managing editor) của tạp chí Foreign Affairs (Các vấn đề đối ngoại) và giữ chức vụ này trong 7 năm (từ năm 1993 đến năm 2000). Tạp chí này là một tập san chuyên đề bàn về các quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, được phát hành hai tháng một lần bởi Hội đồng về Các Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations, CFR). Tháng 10 năm 2000, ông được bổ nhiệm làm tổng biên tập (editor) của tạp chí Newsweek International (tức ấn bản quốc tế của tạp chí Newsweek). Với chức vụ này, ông chịu trách nhiệm trông nom các ấn bản tiếng Anh ở hải ngoại của tờ tạp chí nổi tiếng này, được phát hành khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và vùng Trung Đông với trên 3 triệu ruỡi độc giả. Ngoài nhiệm vụ đó, ông còn thường xuyên viết bài cho các tờ báo nổi tiếng ở Mỹ như New York Times, Wall Street Journal, Washington Post, New Republic, v.v… Ông còn cộng tác với nhiều đài truyền hình nổi tiếng như PBS (2005-2007), ABC (2002-2007) và CNN (từ tháng 6 năm 2008). Không chỉ là nhà báo, Zakaria còn là tác giả của một số cuốn sách nổi tiếng như: The Future of Freedom (Tương lai của Tự do, 2003) và The Post-American World (Thế giới hậu – Hoa Kỳ, 2008).
Năm 1999, tạp chí Esquire vinh danh ông là “một trong 21 nhân vật quan trọng của thế kỷ 21″. Năm 2007 ông được các tạp chí Foreign Policy và Prospect xếp vào danh sách 100 nhà trí thức hàng đầu được nhiều người biết đến của thế giới. Tháng 1 năm 2009, tạp chí Forbes xếp Zakaria vào danh sách 25 nhà tự do (liberals) có ảnh hưởng nhất trong giới truyền thông Hoa Kỳ.
Bài báo “Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi-tự do” (The Rise of Illiberal Democracy) công bố trên tạp chí Foreign Affairs vào tháng 11 năm 1997 là tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất của Zakaria.
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa “University” Và “College”
1. Bằng cấp Univeristy đào tạo bậc Đại học đến Thạc sĩ và Tiến sĩ. Thậm chí, hơn 50% tiến sĩ tại Mỹ đều bắt đầu học từ College. Trên thế giới, “College” thường có hai hình thức là chương trình Cao đẳng 02 năm (two-year college) và chương trình Đại học (four-year college). College đào tạo bậc Cao đẳng đến Đại học. Với các bạn còn hoang mang và chưa xác định được con đường tương lai thì BTEC FPT International College sẽ giúp bạn làm quen với môi trường học tập bậc Đại học và hướng nghiệp. Mục tiêu của trường là sau 02 năm học tại BTEC FPT, các bạn sẽ chuyển tiếp lên học 01 năm cuối chuyên ngành tại “University” để lấy bằng cử nhân mà không bị mất nhiều thời gian so với tham gia chương trình học đại học 4 năm ngay từ đầu. 2. Thời gian học Bằng đại học thường đòi hỏi 4 năm học toàn thời gian. Để có được bằng cấp của bạn, bạn phải có thời gian và tiền bạc dành để làm điều đó. Bằng cấp sau đại học hoặc bằng cấp thường mất thêm một năm. Các trường “College” cho phép bạn học các chương trình ngắn hơn như Chứng chỉ và Khóa học ngắn hạn mà bạn có thể hoàn thành trong vòng chưa đầy 12 tháng. Các trường “College” cũng cung cấp các chương trình dài hơn mà bạn có thể thực hiện ở các cấp độ riêng biệt. 3. Quy mô Số lượng sinh viên các trường “University” thường không dưới 3000. Trong khi đó, “College” đa phần thường dưới 3000 sinh viên. Những trường “University” lớn nhất thường là các trường công lập, lâu đời với số lượng sinh viên lên tới vài chục ngàn, cơ sở đào tạo rộng lớn và được quy hoạch tổng quan hơn. Ở môi trường “University” có nhiều sinh viên hơn ở lớp “College”, đôi khi một lớp “University” có thể đông gấp 10 lần (lên đến 200 sinh viên) so với một trường “College”. Trong khi mức độ chen chúc 100-200 sinh viên/lớp tại Đại học 04 năm thì tại BTEC FPT International College chỉ cho phép tối đa 25 sinh viên/lớp. Đây là điều kiện đảm bảo cho quá trình tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy. 4. Giảng viên Tại BTEC FPT International College, sinh viên sẽ được học tập và nhận được sự hướng dẫn tận tình từ đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, được tuyển chọn khắt khe các tiêu chí về bằng cấp, kinh nghiệm, năng lực ngoại ngữ, đã từng học tập và làm việc tại các nước có nền giáo dục hàng đầu như Anh, Mỹ, Úc. Giảng viên đóng vai trò là cầu nối hỗ trợ sinh viên học tập theo phương pháp giảng dạy hiện đại, chuyên nghiệp và thực tế. Hiện tại, giảng viên tại BTEC FPT cũng là những người đã và đang trực tiếp giảng dạy tại các trường đại học lớn trong nước và quốc tế như Đại học FPT, Đại học Greenwich Việt Nam. Đặc biệt, với phương pháp giáo dục hiện đại, giảng viên tại BTEC FPT từ các tổ chức, công ty, doanh nghiệp hàng đầu sẽ chiếm 20 – 30% khối lượng đào tạo để đảm bảo sinh viên được tiếp xúc với những doanh nhân thành đạt, chuyên gia có uy tín nhất trong nhiều lĩnh vực. 5. Học phí Mức phí để theo học tại các trường đại học rất tốn kém, và thường yêu cầu bạn phải trả một khoản phí nhập học lớn trước. Ưu điểm lớn nhất mà các trường “College” hơn hẳn các trường “University” là chúng có mức học phí phải chăng hơn. Ở Mỹ, Chi phí trung bình trang trải cho việc học tại “College” tầm $10,000 – $17,000/năm. Nếu so với mức học phí $18,000 – $25,000/năm cho “Public University” (Đại học công lập) và $22,000 – $40,000/năm cho “Private University” (Đại học tư thục) thì sẽ thấy sự chênh lệch rõ ràng. BTEC FPT International College được mở ra nhằm mục đích làm thay đổi những hạn chế của nền giáo dục Đại học – Cao đẳng nước nhà hiện tại, cho phép giáo dục dễ dàng tiếp cận và giá cả vừa phải cho bất cứ ai muốn học tập. Mỗi học kỳ tại BTEC FPT có mức học phí là 12.900.00 VNĐ. Mức học phí này được đánh giá là thấp nhất so với tất cả các chương trình đào tạo hệ quốc tế tại Việt Nam. 6. Hình thức tuyển sinh Học sinh muốn trở thành sinh viên “University” thường phải trải qua các kì thi tuyển gắt gao và đòi hỏi nhiều tiêu chí cao. Thí sinh thường gặp nhiều áp lực thi cử để vượt qua cánh cổng này. Ở nước ngoài, các trường đại học thường có thời gian đăng ký rất nghiêm ngặt, thường nhận hồ sơ trước vài tháng tới 1 năm cho đến khi có kết quả. Thí sinh cũng phải chờ một thời gian dài trước để chờ đợi xem mình có được trường đại học mình đăng ký chấp nhận lựa chọn hay không. Thế nhưng, “College” thường có có các hình thức tuyển sinh đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng và trình độ. Để nộp đơn vào College bạn gần như không phải vượt qua các bài thi và bài viết luận. Nhưng nếu bạn không đủ điều kiện tiếng Anh sẽ vẫn phải tham gia khoá tiếng Anh học thuật trước khi vào học chính thức chương trình chuyên ngành. Nhiều trường “College” lại thực hiện đăng ký linh hoạt hơn, thưởng mở các đợt đăng ký thường xuyên trong năm. Để theo học tại BTEC FPT International College, học sinh không bị gánh nặng học tập hay thi cử đè nặng do trường tuyển thẳng các bạn học sinh có học bạ THPT điểm TB ≥ 6. Sau khi hoàn tất 02 năm tại “College”, bạn vẫn phải vượt qua những điều kiện cần và đủ để chuyển qua theo học chương trình “University” 03 năm. Tuy nhiên chỉ sau 02 năm tại BTEC FPT, kiến thức và khả năng của bạn đã tăng lên và vững vàng lên rất nhiều, đủ để đi làm hoặc tiếp tục học cao lên. 7. Chương trình đào tạo Chương trình học của “University” thường thiên về đào tạo mang nặng tính học thuật và khối lượng kiến thức nặng hơn, số lượng tín chỉ nhiều. Đặc biệt ở các trường Đại học Công lập, việc cập nhật và thay đổi chương trình học thường rất khó khăn, thời gian thực hiện kéo dài. Chương trình đào tạo của “College” thường cân bằng hơn giữa tính học thuật và các kĩ năng nghề nghiệp thực tế. Chương trình học tại BTEC FPT được xây dựng theo mô hình chuẩn quốc tế, được cập nhật thường xuyên và mang hơi thở thời đại trong từng bài giảng, hướng đào tạo đúng trọng tâm, đảm bảo sinh viên làm được việc ngay sau khi tốt nghiệp. 8. Chất lượng Hai năm học đầu tiên tại “University” luôn là chương trình học đại cương. Thế nên dù học theo hệ 04 năm thì bạn vẫn phải hoàn tất đủ tín chỉ các môn đại cương này. Khi hoàn tất 01 năm cuối tại các trường Đại học chuyển tiếp, sinh viên sẽ được nhận bằng tốt nghiệp y như sinh viên học trọn vẹn 04 năm tại trường Đại học hệ 04 năm. Đến khi ra trường, sinh viên “University” hay sinh viên theo hệ “2+1” chuyển tiếp từ BTEC FPT International College thông thường đều có tấm bằng Cử nhân tương đương nhau. Theo thống kê, gần một nửa Cử nhân Mỹ đều có khởi nguồn từ trường College cộng đồng. Hơn 700 trường “University” danh tiếng trên thế giới trong đó có 100 trường được tạp chí Times công nhận sẵn sàng tuyển sinh viên chuyển tiếp từ trường BTEC FPT, kể cả các “tên tuổi” uy tín như Oxford, Cambridge, Sunderland, Queensland hay RMIT… Đặc biệt, sau 02 năm tại BTEC FPT với tấm bằng “College”, nếu không muốn tiếp tục học cao lên các bạn hoàn toàn được trang bị đủ kiến thức và kĩ năng để đi làm với mức lương khởi điểm từ $400-$500. 9. Cơ hội thành công Một nền tảng giáo dục “University” sẽ cung cấp cho bạn một lợi thế lớn trong thị trường lao động. Tuy nhiên, khi bước vào môi trường làm việc thực tế, ngoài kiến thức cơ bản tốt, bạn sẽ thường cần đào tạo thêm hoặc bổ sung trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lí nếu bạn muốn đảm bảo vị trí công việc tốt và cơ hội thăng tiến nhất định. Thực tế là, trong nhiều trường hợp, sinh viên tốt nghiệp “University” sẽ kiếm được mức lương cao hơn sinh viên tốt nghiệp đại học. Nhưng sinh viên theo học “University” mất rất nhiều thời gian để tốt nghiệp đại học và thêm một khoảng thời gian dài nữ để làm việc lên tới mức độ chuyên nghiệp, trong khi nhiều sinh viên tốt nghiệp “College” dễ dàng hoà nhập và thành công trong thị trường việc làm với trình độ kỹ thuật. Và đừng quên, có rất nhiều nghề nghiệp trả lương cao mà bạn không cần bằng cấp như kỹ sư công nghệ thông tin, nhà thiết kế hay chuyên viên marketing – truyền thông… KẾT LUẬN: Cách tốt nhất để biết môi trường nào là tốt nhất cho bạn, “University” hay “College” – đại học hay cao đẳng, trước tiên là xem xét nhu cầu, kế hoạch tương lai, thời gian và điều kiện tài chính của bạn. Một khi bạn đã xác định được rõ điều đó, hãy lựa chọn cho mình 2-3 trường đại học và cao đẳng cụ thể – và chọn một trường phù hợp nhất với yêu cầu và sở thích của bạn. Tóm lại, để đạt được thành công trong cuộc sống và con đường sự nghiệp tương lai, điều quan trọng không phải là tên tuổi của ngôi trường bạn học, cái “mác” “University” hay “College” mà cần dựa theo ngành học bạn thực sự muốn theo đuổi và môi trường cũng như uy tín và chất lượng giáo dục của ngôi trường đó.
BTEC FPT International College được biết đến là một trong những Cao đẳng Quốc tế hàng đầu tại Việt Nam. BTEC FPT International College (Cao đẳng Quốc tế BTEC FPT) là một đơn vị của Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education), thuộc tập đoàn FPT. BTEC FPT được thành lập trên cơ sở liên kết giữa Tổ chức giáo dục FPT Education và Tổ chức giáo dục Pearson Anh Quốc, được công nhận là trường đào tạo chính thức chương trình BTEC tại Việt Nam. Theo học BTEC FPT, sinh viên có thể được nhận bằng cử nhân đại học. Sinh viên có thể hoàn thành hai năm đầu của chương trình cử nhân sau đó chuyển tiếp đến các trường đại học ở Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Úc hay các nước nói tiếng Anh khác để hoàn thành khóa học. Sinh viên có cơ hội tham gia “Học kỳ nước ngoài” và học chuyển tiếp tại hơn 700 trường Đại học danh tiếng trên thế giới theo hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu (ECTS). Không phải đi đâu xa, sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo theo đúng tiêu chuẩn Quốc tế ngay tại Việt Nam với mức học phí hợp lý, chỉ bằng 1/10 so với du học. Tìm hiểu về các chương trình đào tạo nhận bằng quốc tế tại BTEC FPT International College https://goo.gl/D6NXjP. Hotline 0981.090.513
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Bia Và Rượu
Có bao giờ bạn tự hỏi mình rằng bia và rượu có gì khác nhau không ? Cũng là một câu hỏi khá thú vị cho những ai hay tò mò. Câu hỏi này hãy để Shop rượu vang trả lời dùm bạn nha mời bạn cùng đón đọc.
Hai thứ đồ uống này đều được xếp vào thứ đồ uống có cồn, về quá trình sản xuất ra bia, rượu đều phải trải qua quá trình lên men tự nhiên hoặc có sự tác động của con người hình thành nên. Vì có nồng độ cồn chứa trong nó vì vậy khi uống quá sức chịu đựng của cơ thể sẽ làm người uống bị say, tác động nhiều đến hệ thần kinh, đi đứng không vững, tinh thần không tỉnh táo…
Đều được sử dụng rộng rãi trên khắp các quốc gia trên thế giới. Người ta thường thưởng thức rượu bia trong các dịp lễ hội, gặp mặt bạn bè…
Lịch sử hình thành và phát triển kéo dài lên đến cả hàng ngàn năm dưới bàn tay sáng tạo của con người. Nó như là một nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng được lưu giữ nhiều trong các bức họa, sách cổ.
Đều cho hương vị đặc biệt, có thể gây thèm và nghiện cho nhiều người
Sự khác nhau giữa bia và rượu
Bia thì được người ta làm từ nguyên liệu là đại mạch và hoa bia, người ta tiến hành quá trình lên men để tạo ra bia không chưng cất. Việc tiến hành trưng cất bia gọi là nấu bia.
Rượu thì lại được làm từ các nguyên liệu như: gạo, ngô, khoai, sắn… Được lên men bằng các loại men được làm từ cam thảo, quế chi, gừng, hồi, bạch đàn…Rượu được tạo ra sau quá trình chưng cất và lên men ở một khoảng thời gian nhất định. Thường chỉ khoảng 2 đến 3 tuần. Mỗi loại nguyên liệu, công thức nấu khác nhau sẽ cho ra đời một loại rượu có nồng độ khác nhau.
Rượu sẽ khiến người uống nhanh say hơn vì cùng một cốc bia và cốc rượu sẽ có nồng độ cồn khác nhau rõ rệt. Nồng độ cồn trong rượu sẽ lớn hơn bia rất nhiều lần. Tiếp đến nữa là thời gian rượu hòa quyện vào mạch máu rất nhanh. Của rượu sẽ là 54 phút sau khi uống còn của bia thì sẽ là 62 phút sau khi uống. Vì thế mà người uống rượu sẽ say nhanh hơn người uống bia.
Bia sẽ làm bạn dễ tăng cân nhanh hơn
Lượng calo có chứa trong một cốc bia và một cốc bia thì người ta phát hiện ra lượng calo chứa trong cốc bia là rất cao. Nếu uống nhiều bia thì đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn đã hấp thụ một lượng calo cao. Trong khi đó cơ thể của chúng ta mỗi ngày chỉ cần một lượng calo vừa phải để đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Thì lượng calo thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ dự trữ trong cơ thể và dẫn đến béo phì.
Trong rượu có chứa nhiều Polyphenol. Chất này giúp cho việc làm dịu các chỗ bị viêm và các trung hòa các chất độc hại có trong cơ thể còn trong bia thì chất này quá khiêm tốn vì vậy mà công dụng của chất này là không đáng kể.
Xem Thêm:
Rượu Vang Ý Ludi Velenosi MarcheRượu Vang Ý PapaleNhững chai rượu vang Ý ngon nhất.Những chai rượu vang Pháp ngon nhất.Những chai rượu vang Nam Phi ngon nhất.Những chai rượu vang Tây Ban Nha ngon nhất.Những chai rượu vang Úc ngon nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về 80% Dân It Không Phân Biệt Được Sự Khác Nhau Giữa Website Và Webapp trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!