Xu Hướng 6/2023 # 5 Nguyên Nhân Gây Bệnh Phù Chân Ở Người Già # Top 6 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 5 Nguyên Nhân Gây Bệnh Phù Chân Ở Người Già # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết 5 Nguyên Nhân Gây Bệnh Phù Chân Ở Người Già được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi tuổi già đến, cơ thể của chúng ta sẽ dần dần mất đi các chức năng khỏe mạnh ban đầu và gánh nặng trên cơ thể sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Và một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của hiện tượng này là chứng phù chân ở người già.

Các nguyên nhân chính gây nên bệnh phù chân ở người già

Có thể các bạn sẽ rất thắc mắc rằng nguyên nhân chính dẫn đến bệnh phù chân ở người già là do đâu, và những hậu quả mà nó mang đến có gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh hay không. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ rõ cho các bạn thấy 5 nguyên nhân chính của căn bệnh này và giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về nệnh phù chân ở người già.

Bệnh suy tim: Căn bệnh này có đặc điềm là nó làm tăng áp lực máu trong các tĩnh mạch và mao mạch, khiến cho phần cơ bắp bên trong bị phù lên. Thông thường người già bị bệnh suy tim sẽ thường phải đi kèm với chứng phù nề ở chân – đây là triệu chứng không thể tránh khỏi.

Một số loại bệnh khác như viêm tĩnh mạch hay mạch bạch huyết cũng sẽ gây phù chân ở người già do nó cản trở sự lưu thông và tuần hoàn của dịch như bệnh suy tim vậy.

Bệnh tiểu đường: Đối với người già bị bệnh tiểu đường thì lượng đường trong máu cao sẽ làm tĩnh mạch và van bơm trong tĩnh mạch bị suy yếu. Đó cũng là nguyên nhân gây phù chân ở người già vì máu không thể bơm về tim mà bị ứ đọng tại phần chân.

Bệnh xơ gan: Người già bị bệnh xơ gan sẽ phải chịu đựng những biến chứng do chức năng gan thay đổi. Sự thay đổi này kéo theo sự thay đổi về hormone và hóa chất điều tiết chất dịch, làm tăng áp lực trong mạch máu lớn khiến chất lỏng tích tụ ở ổ bụng và chân. Sau đó sinh ra chứng phù chân ở người già.

Bệnh thận: Trong cơ thể của chúng ta thì thận là bộ phận giữ chức năng lọc và bài tiết các chất thải trong cơ thể ua đường tiểu tiện. Đồng thời nó còn có chức năng tái hấp thu nước, glucose, các axit amin và sản xuất các hoocmon giúp điều hòa tình trạng can bằng cho cơ thể. Việc thận bị mất dần chức năng và không còn hoạt động chính xác sẽ khiến cho chất lỏng không được bài tiết, natri trở nên thừa thãi và gây nên chứng phù chân ở người già do áp lực máu tăng lên.

Ngoài các loại bệnh trên thì chứng phù chân ở người già cũng có thể là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không đều độ dẫn đến dịch trong cơ thể quá thừa thãi. Một số thói quen xấu tiêu biểu như nghiện rượu, nghiện đồ ăn mặn, nghiện đồ ngọt…

Những ảnh hưởng mà căn bệnh phù chân ở người già có thể gây ra

Giai đoạn đầu của chứng phù chân không thể hiện rõ ràng mà người bệnh chỉ cảm thấy cân nặng tăng hơn trước. Càng ngày thì tình trạng phù càng nặng nề và dễ nhận thấy hơn.

Người già bị chứng phù chân có thể sẽ thấy đau, nóng, nhức vùng chân bị phù. Các cơn đau nhức này có thể xuất hiện vào bất kì lúc nào trong ngày: buổi sáng, buổi chiều, thậm chí có thể liên tục gây đau nhức cả ngày.

Khả năng xuất hiện của chứng phù chân ở người già rất đa dạng. Nó có thể chỉ xuất hiện ở mắt cá chân, xuất hiện ở cẳng chân, cũng có thể xuất hiện ở cả hai chân hoặc chỉ một bên chân. Bệnh phù chân nếu phát triển nặng hơn sẽ gây biến dạng toàn bộ phần chân (điển hình là dạng chân voi).

Tính chất của chứng ở mỗi loại bệnh được nêu trên cũng rất khác nhau: Một số loại phù chân phổ biến là phù trắng, mềm, ấn lõm hoặc không lõm. Mỗi loại đều có cách điều trị và chăm sóc khác nhau.

Khi bị bệnh sẽ rất khó vận động hoặc di chuyển do phần chân bị phù quá nặng nề. Các tổ chức bên dưới da và da trở nên cứng và dày, thậm chí có thể kèm theo ngứa và đau rát.

Vậy nên, nếu người thân của bạn có triệu chứng của bệnh phù chân ở người già thì tốt nhất bạn nên tiến hành chữa trị ngay từ lúc bắt đầu. Đừng để căn bệnh phát triển quá nhanh vì nó sẽ gây nguy hiểm không ít tới sức khỏe của người bệnh đấy.

5 Nguyên Nhân Gây Phù Bàn Chân Và Mắt Cá Chân

Mặc dù theo các bác sĩ phụ khoa, phù bàn chân và mắt cá chân ở thai phụ là khá phổ biến nhưng nếu sưng phù quá mức cũng cần phải cảnh giác. Đây có thể là một biểu hiện của bệnh tiền sản giậ t, có thể dẫn tới cao huyết áp gây tổn hại cho sức khỏe của cả bé và mẹ.

Nếu bạn đang mang thai, chân bị sưng phù kèm theo những triệu chứng như đau bụng, đi tiểu không đều, buồn nôn và đau đầu, tốt hơn hết nên đi khám bác sĩ phụ khoa ngay lập tức.

Một chấn thương bất ngờ ở chân có thể dễ dàng gây bong gân bởi các dây chằng giữ mắt cá chân ở đúng vị trí bị kéo căng quá mức. Bong gân rất dễ chữa trị, phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Chườm đá lạnh, nghỉ ngơi và băng vết thương, kê cao chân (lên gối) có thể giúp bớt đau và vết thương nhanh lành. Tuy nhiên, nếu chỗ sưng kéo dài hơn 2, 3 ngày, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Sự nhiễm trùng có thể lan rộng do độ nhạy cảm với sự đau đớn của người bị tiểu đường giảm đi, bởi vậy sẽ kéo dài gây khó chịu. Do đó, những đôi giày hợp kích cỡ luôn là ưu tiên hàng đầu cho người bị tiểu đường.

Máu tụ, hình thành ở van tim, có thể cản trở dòng máu lưu thông tới những bộ phận quan trọng trong cơ thể như chân và tim, dẫn đến sưng phù bàn chân. Máu tụ có thể được nhìn thấy dễ dàng trên bề mặt da hoặc cũng có thể ẩn sâu trong những huyết khối tĩnh mạch.

Những cục máu đông này trong trường hợp không may có thể đe dọa tính mạng nếu chúng di chuyển đến tim và phổi. Nếu bị tụ máu cộng với chứng đau nhức và sốt nhẹ, hãy liên hệ ngay với bác sỹ.

Theo các bác sỹ, mắt cá chân sưng phù lúc chiều muộn có thể là dấu hiệu đọng muối và nước do gặp vấn đề ở ngăn phải tim. Cũng vậy, khi thận hoạt động không hợp lý, chất lỏng lưu lại trong cơ thể sẽ dẫn tới phù ở chân và mắt cá. Nguyên nhân chính gây ứ đọng ở 2 bộ phận trên là do trọng lực, nhưng ngoài ra, chất lỏng cũng có thể tập trung ở vùng cổ và bụng.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Bệnh Sỏi Thận Ở Người Già

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh sỏi thận ở người già

Nguyên nhân bệnh sỏi thận ở người cao tuổi: Đường tiểu có vấn đề làm cho nước tiểu không thoát được hết ra ngoài. Để lâu ngày bị tích trữ, lắng đọng và tạo thành sỏi. Hoặc do bị u xơ tiền liệt tuyến khiến cho nước tiểu bị đọng lại các khe.

Chế độ ăn uống không hợp lý, không cân bằng được khẩu phần ăn hoặc do ăn quá nhiều rau, quá nhiều thịt cũng là nguyên nhân dẫn tới sỏi thận. Ăn uống không hợp lý là nguyên nhân gây sỏi thận. Uống không đủ nước hoặc lúc uống thì uống quá nhiều, không uống đều trong cả ngày dẫn tới sự lắng đọng các chất tạo thành sỏi trong cơ thể.Bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục, vệ sinh không sạch sẽ dẫn tới vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ khiến lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể từ đó hình thành sỏi.Ngoài ra cũng có thể do người bệnh bị chấn thương nặng như ở đùi, phải nằm một chỗ ít đi lại và uống nhiều sữa, ít nước cũng có thể dẫn tới sỏi thận. Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận ở người cao tuổi: Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi có tác động mạnh (đi xe vào đường mấp mô, gồ ghề, nhiều ổ gà,…), hay hoạt động mạnh (chạy, nhảy, mang vác nặng, cử động mạnh…), hoặc do thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau ở vùng thắt lưng, có thể đi kèm rối loạn tiểu, khó chịu, trướng hơi, bụng đầy bụng, buồn nôn và nôn. Đau bụng thường đau dữ dội (gọi là cơn đau quặn thận), đau khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng. Tuy vậy, có trường hợp do sỏi nằm ở vị trí bể thận, sỏi to cho nên chỉ đau âm ỉ.

Một số trường hợp đau thắt lưng từng cơn. Đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi. Đó là do sỏi to làm tắc đường tiểu làm cho nước tiểu không thoát ra ngoài được. Một số trường hợp khác chỉ đau thắt lưng một bên, do sỏi ở một bên thận và nếu bị sỏi cả hai thận, người bệnh sẽ đau cùng lúc cả hai bên hố thắt lưng.

Bên cạnh triệu chứng đau, đái máu thường gặp trong sỏi thận. Đái máu chính là biến chứng thường gặp của sỏi thận do di chuyển, cọ sát của sỏi. Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Triệu chứng thường gặp là đái buốt, đái rắt, đái són. Nếu có kèm theo nhiễm trùng đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang) sẽ xuất hiện đái đục (nước tiểu có mủ) và có thể đái ra sỏi. Cần lưu ý, khi người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau thắt lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.

Wikicachlam

Những Nguyên Nhân Gây Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Nhóm virus này bao gồm nhiều loại khác nhau như Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và các loại Enterovirus khác. Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các virus nhóm Enterovirus, bao gồm virus Enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Chủ yếu các loại virus gây tay chân miệng có khả năng lây lan nhanh qua đường miệng như dịch tiết ra từ mũi, miệng và cả phân của trẻ. Đặc biệt trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nếu như

Trẻ chơi với trẻ bệnh hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ nước mũi, nước bọt của người bệnh trong lúc ho hay hắt hơi.

Trẻ tiếp xúc với đồ chơi hay sàn nhà hay bất cứ vật gì có dính virus gây tay chân miệng,

Không rửa tay thường xuyên, khiến virus lây lan

Bệnh tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn do việc lây lan rất dễ và nhanh. Khi có trẻ mắc bệnh, nếu không có những biện pháp phòng tránh hay chữa trị kịp thời, những trẻ xung quanh sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.

XEM THÊM ĐỌC BÀI VIẾT NÀY ĐỂ BIẾT CÁCH HẠ SỐT NHANH CHÓNG TẠI NHÀ CHO BÉ YÊU NHÉXEM THÊM TRẺ SINH NON VÀ CÁCH CHĂM SÓC NGAY TẠI NHÀ

Nhận biết trẻ đã mắc bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp nhiều ở trẻ dưới 10 tuổi,hay gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì càng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng.

Thân nhiệt cao hơn bình thường, từ 37,5 độ trở lên, trẻ hay quấy khóc, đổ mồ hôi, ngủ li bì nhiều hơn thường ngày, không thích chơi đùa, bỏ bú hoặc không chịu ăn hay thở gấp. Tuy nhiên nếu như trẻ sốt cao thì sẽ kèm theo các triệu chứng khác như: hôn mê, co giật, nôn, khó thở, tím tái, ngủ li bì. Những biểu hiện này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Nổi bóng nước là một đặc điểm rõ rệt nhất của căn bệnh này ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước và chứa chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Chúng thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

Một số ít trường hợp, khi gặp phải biến chứng nặng, trẻ sẽ sốt cao từ 39 độ C trở lên, sốt trên 2 ngày, ói nhiều, lừ đừ, thở nhanh, thở khó, quấy khóc, bứt rứt, giật mình, run co giật , … Đây là lúc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Bệnh tay chân miệng không có phương pháp đặc trị, cách điều trị hữu hiệu nhất là chăm sóc trẻ thật tốt thông qua việc cho trẻ uống nước thường xuyên, khuyến khích trẻ ăn uống và cho uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung thật nhiều nước hạ sốt cho con yêu

Tình trạng mất nước trong cơ thể sẽ xảy ra nếu bé sốt. Chính vì thế hãy cố gắng khuyến khích con ăn cũng như bổ sung thêm nhiều chất lỏng như nước trái cây, súp, cháo, nước lọc, các loại trà thảo dược, điện giải bù nước (oresol), giúp bé mau giảm sốt.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn do sự đau đớn gây ra bởi các vết loét bên trong niêm mạc miệng. Vì thế cha mẹ nên cho trẻ ăn những món mềm, nhỏ, để trẻ dễ ăn và kích thích ngon miệng như súp, cháo, các loại sinh tố trái cây… để tăng sức đề kháng, mau lành các vết loét trong miệng, bảo vệ vị giác. Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ dùng các thực phẩm nhiều nước, và bổ sung vitamin C như ;ổi, táo, cam…

Nếu như trường hợp trẻ sốt quá cao từ khoảng trên 39 độ C, cha mẹ hãy cho con dùng paracetamolcó ở dạng gói và siro rất dễ sử dụng cho trẻ nhỏ lại có hiệu quả hạ sốt nhanh, sau 30 phút sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ và ít có trường hợp biến chứng tác dụng phụ. Mẹ cần cho trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 – 15mg/kg thể trọng/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu vẫn còn sốt. Tổng liều tối đa không quá 60mg/kg thể trọng/ngày.

Để bé mặc quần áo rộng rãi thoải mái giúp thoải mái hơn

Việc làm này sẽ giúp cơ thể dễ tỏa nhiệt, bé sẽ vẫn chơi đùa được ở nhà nếu như tình trạng sốt nhẹ. Vì thế hãy cho con mặc quần áo thoải mái và có thể sử dụng miếng dán hạ sốt để con thoải mái vui chơi quên đi việc khó chịu, bứt rứt khi ốm sốt.

Kết luận

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Nguyên Nhân Gây Bệnh Phù Chân Ở Người Già trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!