Bạn đang xem bài viết #1 Bệnh Sốt Phát Ban Ở Trẻ Em Dưới 6 Tháng Tuổi, Dưới 1 Tuổi được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sốt phát ban là bệnh nhiễm trùng phổ biến do virus gây ra. Bao gồm: Virus sởi, Adenovirus, Rubella, Virus Human Herpes,…). Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ là triệu chứng sốt cao đi kèm với phát ban trên da cùng một vài triệu chứng đi kèm khác.
Sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi thường ít gặp, ít xảy ra. Bệnh này chủ yếu gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đến 5 tuổi bởi vì hệ miễn dịch của trẻ lúc này còn yếu. Còn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được bảo vệ bởi các kháng thể của mẹ truyền cho trong thời gian mang thai.
Số ít các trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt phát ban thường do sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng, số lượng kháng thể từ mẹ truyền sang con ít và hết sớm. Đây chính là điều kiện để virus gây ra bệnh sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Sốt phát ban ở trẻ dưới 1 tuổiSốt phát ban ở trẻ dưới 1 tuổi phổ biến hơn so với trẻ dưới 6 tháng. Kháng thể của mẹ truyền sang bé chỉ có tác dụng bảo vệ trong vòng 5,6 tháng.
Trẻ em dưới 1 tuổi khi bị sốt phát ban thường hay quấy khóc, bỏ ti, khó chịu sau đó sốt cao và kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho, đi ngoài,… Sau khi sốt xong, trẻ bắt đầu bị nổi các ban đỏ trên bề mặt toàn thân.
Sốt phát ban ở trẻ em dưới 1 tuổi thường lành tính và tự khỏi sau khoảng 1 tuần tùy và sự chăm sóc và điều trị. Nếu cha mẹ nhận định sai, chăm sóc sai có thể kéo dài thời gian điều trị và để lại nhiều biến chứng.
Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ sơ sinhNguyên nhân chính gây ra sốt phát ban ở trẻ là do virus sởi và rubella gây ra. Ngoài ra các virus Adenovirus, Herpes 6, 7 cũng là nguyên nhân gây sốt phát ban nhưng kẽm phổ biến hơn.
Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban do tiếp xúc với người bị bệnh thông qua đường hô hấp. Bên cạnh đó nếu trẻ sử dụng chung vật dụng với người bị sốt phát ban cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Biểu hiện sốt phát ban ở trẻ sơ sinhSốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi hay dưới 1 tuổi cũng có biểu hiện và triệu chứng tương tự như các trường hợp sốt phát ban khác. Tuy nhiên ở độ tuổi sơ sinh, cơ thể các bé còn non nớt, kháng thể yếu nên mức độ sẽ nặng nề hơn.
Một số các biểu hiện, triệu chứng trẻ sơ sinh bị sốt phát ban là:
– Trẻ bị sốt cao, thân nhiệt nóng có thể lên đến 39,40 độ C.
– Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, khó thở
– Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, cơ thể khó chịu
– Trẻ bị đau cổ họng, khó ăn khó nuốt
– Trẻ bị tiêu chảy, mất nước
– Mí mắt sưng nề, mệt mỏi
– Cảm giác ớn lạnh, khó chịu và quấy khóc
– Phát ban trên da nổi lên
Phân loại sốt phát ban ở trẻ sơ sinhSốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi và sốt phát ban ở trẻ em dưới 1 tuổi được chia là 2 loại:
Sốt phát ban đỏ: Nguyên nhân do virus sởi gây ra. Các nốt phát ban có màu đỏ xuất hiện sau hết sốt. Ban đầu các nốt ban xuất hiện ở sau tai sau đó lan ra toàn thân và lặn theo thứ tự xuất hiện. Sốt phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh khá nguy hiểm, có thể gây ra biến chứng viêm phổi, viêm não nếu không được điều trị kịp thời.
Sốt phát ban đào: Loại phát ban này xuất hiện ở mắt sau đó lan dần xuống tứ chi và lặn sau khoảng 3 ngày. Phát ban đào mọc dày hơn nhưng lại lành tính và ít để lại biến chứng như sốt phát ban đỏ.
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?Đứng trước sự phổ biến của sốt phát ban nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng. Vậy sốt phát ban có lây không? Sốt phát ban ở trẻ dưới 1 tuổi có nguy hiểm không?
Câu trả lời là sốt phát ban có thể kéo dài nhưng đa số là lành tính nếu được kiểm soát tốt. Tuy nhiên với sốt phát ban đỏ nếu phát hiện muộn và không điều trị kịp thời thì sẽ để lại nhiều biến chứng như: Viêm họng, viêm amidan, viêm ống trùng tai giữa, viêm não, viêm phổi,… Thậm chí là ảnh hưởng đến trí não và thể chất sau này của bé.
Ngoài ra, nếu trẻ bị sốt cao, biếng ăn, không ngủ sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi và gầy đi nhanh chóng. Vì vậy có thể kết luận rằng sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là lành tính nhưng nếu chủ quan thì sẽ khá nguy hiểm.
Bé bị sốt phát ban có tắm được không?Quan niệm từ xa xưa, sốt phát ban cần phải kiêng nước, kiêng gió. Tuy nhiên theo nghiên cứu khoa học thì đây là một quan niệm sai lầm. Bởi vệ sinh cơ thể bằng nước là một trong những cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban hiệu quả. Đồng thời giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ cũng giúp rút ngắn thời gian điều trị sốt phát ban hơn.
Tắm cho trẻ đúng cách còn giúp bé tránh được các biến chứng bên ngoài da. Trẻ bị sốt phát ban nên tắm bằng nước của các loại lá thảo dược.
Một số các loại lá thảo dược cha mẹ có thể dùng để tắm cho bé bị sốt phát ban như: Lá kinh giới, ngải cứu, bạc hà, tía tô, lá khổ qua, cỏ nhọ nồi, lá sài đất,… Nước tắm lá thảo dược rất lành tính và an toàn, cha mẹ không lo tác dụng phụ ảnh hưởng để bé như quan niệm dân gian vẫn thường hay nhắc tới.
Cha mẹ lưu ý: Tắm cho bé bị sốt phát ban bằng lá thảo dược rất tốt nhưng không nên tắm khi bé đang bị sốt cao. Nước tắm cần để ấm khoảng 35-38 độ và thời điểm thích hợp là 9-11h trưa hoặc 15-17h trong phòng kín gió để tránh bé bị nhiễm lạnh.
Phòng và điều trị trẻ sơ sinh bị phát banCha mẹ cần lưu ý những biện pháp sau để phòng bệnh sốt phát ban cho trẻ:
– Khi ra ngoài cần giữ ấm cơ thể cho bé
– Khi đi đến nơi công cộng như bệnh viện, công viên, siêu thị,…trẻ cần được đeo khẩu trang khi đi và sát khuẩn tay chân khi về
– Hàng ngày cần bổ sung vitamin và dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng
– Hạn chế nuôi vật nuôi trong nhà khi có trẻ nhỏ
– Tắm hàng ngày nên sử dụng nước ấm
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi sau vài ngày nên bác sĩ thường hạn chế việc điều trị bằng thuốc cho trẻ. Tuy nhiên sốt phát ban ở trẻ cũng rất nguy hiểm nên cha mẹ cần đề cao tinh thần phòng bệnh hơn. Nếu trẻ bị sốt phát ban cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị theo phác đồ của y bác sĩ.
Cha mẹ tuyệt đối không nên tự điều trị sốt phát ban cho trẻ sơ sinh tại nhà. Chỉ nên thực hiện một số các thao tác như: Bổ sung nước cho trẻ bằng nước lọc hoặc sữa qua đường uống. Cho trẻ mặc đồ thoáng mát rộng rãi. Thực hiện chườm mát để thân nhiệt bé được ổn định trở lại,…
Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em Dưới 1 Tuổi: Biểu Hiện Và Cách Điều Trị
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em, trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ bị mắc bệnh. Nếu như trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 gây nên thì có thể tự khỏi và không để lại biến chứng, tuy nhiên nếu trẻ bị mắc bệnh do virus Enterovirus 71 thì thường gây ra nguy hiểm đến sức khỏe và kèm theo nhiều biến chứng khác nhau.
Bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 gây ra thường để lại biên schuwngs nặng nề và có thể dễ đến tử vong ở trẻ. Theo các nghiên cứu thì có đến 21% trường hợp bệnh tay chân miệng là di virus Enterovirus 71 gây nên và có rất nhiều trường hợp tử vong vì biến chứng viêm não ở trẻ em.
Trẻ em dưới 1 tuổi rất dễ bị mắc bệnh tay chân miệng, cho nên các ông bố bà mẹ nên quan tâm đến sức khỏe của con mình hơn. Phải có những hiểu biết về triệu chứng cũng như cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ vì hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh này.
Những biến chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em dưới 1 tuổi
Biến chứng thần kinh như viêm thân não, viêm não, viêm não tủy, viêm màng não.
Rung giật nhãn cầu, ngủ gà ngủ gật, ru chi, mắt nhìn ngược.
Hay giật mình, rung giật cơ chủ yếu là ở chân tay khi trẻ bắt đầu giấc ngủ hoặc khi cho trẻ nằm ngửa.
Có thể dẫn đến yếu hoặc liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não.
Suy hô hấp, suy tuần hoàn, biến chứng tim mạch và hô hấp như phù phổi cấp, viêm cơ tim, tăng huyết áp, trụy mạch, suy tim.
Biểu hiện nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổiBệnh tay chân miệng thường xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12, số lượng trẻ em bị mắc tay chân miệng vào những thời điểm này tăng rõ rệt hơn những tháng khác. Để có thể chữa trị bệnh kịp thời cho bé, không gây ảnh hưởng về sau thì các ông bố bà mẹ nên nắm rõ những biểu hiện của bệnh để có cách chữa trị đúng đắn nhất.
Bé bị tay chân miệng ban đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như quấy khóc, mệt mỏi, đau họng hẹ, sốt, kém ăn. Tuy nhiên nhiều bậc bố mẹ nhấm lẫn những triệu chứng này với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm virus, vi khuẩn hay bệnh thủy đậu. Bé bị thủy đậu sốt mấy ngày là tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và sức đề kháng của từng bé.
Trong khoảng thời gian từ 1 -2 ngày đầu sau khi nhiễm bệnh tay chân miệng thì trẻ sẽ có hiện tượng xuất hiện các vết ban hồng li ti có đường kính khoáng vài mm trên bề mặt da. Dần dần những nốt ban đỏ này sẽ lớn lên và trở thành các bóng nước. Xuất hiện nhiều vết loét trong miệng, vòm miệng, trên đầu lưỡi, trên lợi.
Nhiều trường hợp các vết loét còn xuất hiện ở trong lòng bàn chân, lòng bàn tay, ở mông hoặc ở cơ quan sinh dục của trẻ. Nếu bé bị nặng thì sẽ quấy khóc liên tục, sốt cao trên 38 độ và không có dấu hiện hạ xuống. Bé hay bị giật mình và đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh.
Nếu như các ông bố bà mẹ không chữa trị kịp thời cho bé thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong. Nếu thấy bé có những triệu chứng bệnh thì nên đưa bé đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viên để bác sĩ thăm khám và chữa bệnh kịp thời, không để bệnh phát triển hơn.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 1 tuổiBé bị mắc bệnh tay chân miệng sẽ tốn một khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày để khỏi bệnh, tuy nhiên nếu nặng thì có thể kéo dài hơn. Khi bé bị bệnh thì sẽ rát khó chịu, mệt mỏi và dãn đến bỏ ăn, quấy khóc. Để giúp bé có thể nhanh chóng hồi phục và lành bệnh thì các bà mẹ nên chú ý những cách điều trị như sau:
Ăn uống, dinh dưỡngNên chia nhỏ bữa ăn, bú sữa ra nhiều lần và tuần suất ăn thường xuyên hơn. Các bà mẹ vẫn có thể cho con bú bằng sữa mẹ vì bệnh tay chân miệng của bé không lây truyền qua núm vú, nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể của bé vì cơ thể bé khi mắc bệnh thường thiếu nước.
Vệ sinh cơ thểKhi tắm cho bé thì tuyệt đối phải hết sức nhẹ nhàng, tránh chà vào những vùng da bị tổn thương vì sẽ khiến cho bé đau rát, khó chịu. Tránh là bể mụn nước trên da của bé, các chất lỏng trong mụn nước bị bể ra sẽ có thể lây lan và khiến vùng da xung quanh bị tổn thương. Khi bé bị bệnh tay chân miệng thì tuyệt đối nên vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ.
Cách ly, cho bé nghỉ ngơiKhi bé mắc bệnh thì tuyệt đối không đưa bé đến nơi đông người mà nên cách ly bé trong phòng thoáng mát, sạch sẽ. Không nên mặc đồ quá kín và quá dày cho bé vì sẽ chỉ khiến cho bệnh lan rộng và nặng hơn mà thôi. Nên giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ và để bé nghỉ ngơi.
Sử dụng thuốc chữa bệnhKhi bé bị bệnh thì không nên sử dụng thuốc bừa bãi mà tốt nhất là nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp với mức độ bệnh cũng như độ tuổi của bé. Bác sĩ sẽ có thể cho bé thuộc giảm đau và hạ sốt, nếu có thì bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc bôi ngoài da để giúp bé giảm đau ngứa, vết thương mau lành hơn.
Thuốc ngoài da hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 1 tuổiNếu như bé bị tay chân miệng sẽ xuất hiện rất nhiều cách vết mẩn đỏ, mụn nước trên da, ở tay chân, mông, trên mặt, trong miệng,… Những vết mụn nước này có thể bị vỡ và lây lan ra khiến tình trạng da bé nặng hơn. Nó khiến bé cảm thấy ngứa rát và khó chịu, nhất là vết lở loét phía trong miệng.
Sản phẩm Quantum Care là những sản phẩm có khả năng làm giảm đau ngứa, làm lành các vết thương trên da của bé một cách nhanh chóng nhất. Hiện nay sản phẩm chuyên sử dụng cho các bé dưới 1 tuổi để điều trị bệnh tay chân miệng đó chính là Baby Skin (sử dụng cho vùng da bên ngoài) và Smart Fresh (sử dụng trong miệng).
Các sản phẩm này được được thiết kế dưới dạng xịt, bạn có thể sử dụng xịt trực tiếp lên vết thương đẻ giúp bé giảm ngứa, giảm viêm, liền da một cách hiệu quả, nhanh chóng và tiện lợi. Thuốc sẽ có tác dụng trong vòng 2 giờ đối với các bé bị nhẹ và 48 giờ với các bé bị nặng.
Sản phẩm có thể tiêu diệt hơn 1000 vi khuẩn, virus và được hơn 10.000 người sử dụng và thấy có hiệu quả tốt. Ngoài sử dụng để chữa trị các vết thương do tay chân miệng thì các ông bố bà mẹ cũng có thể sử dụng sản phẩm của Quantum Care để chữa trị bệnh sởi, thủy đậu, zona, các vết thương do côn trùng đốt,… cho các bé.
Nếu vẫn chưa an tâm sử dụng thì bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Để mua sản phẩm của Quantum Care thì bạn hãy gọi đến hotline hoặc liên hệ qua website chính thức với địa chỉ chúng tôi để được nhân viên tư vấn và hướng dẫn cách thức mua hàng cụ thể, nhanh chóng.
Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 1 tuổiĐể phòng tránh được bệnh ta chân miệng ở trẻ dưới 1 tuổi cũng như ở độ tuổi lớn hơn thì các ông bố bà mẹ nên:
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho bé, trước khi bế bé.
Thức ăn cho bé phải hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi.
Các vật dụng ăn uống, bú sữa đều phải được vệ sinh sạch sẽ, nên ngâm qua nước sôi trước khi sử dụng.
Không nhai mớm thức ăn cho trẻ.
Không để các bé ngậm đồ chơi, mút tay.
Không cho các bé sử dụng khăn tay, các vật dụng ăn uống cùng với người khác.
Vệ sinh sạch sẽ căn nhà, chỗ ở, những vật dụng mà các bé tiếp xúc hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường.
Giặt sạch quần áo, bỉm tả cho bé bằng xà phòng và nước nóng, phới dưới ánh nắng mặt trời.
Đảm bảo nguồn nước sạch sử dụng vệ sinh cho bé.
Không nên đưa bé đến những nơi đông người vì đây là môi trường lây nhiễm bệnh rất cao.
Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh nguy hiểm đối với trẻ em, những bé tuổi càng nhỏ càng dễ mắc bệnh và có thể gây ra nhiều biến chứng sau này. Do vậy mà các ông bố bà mẹ cần nắm rõ biểu hiện và triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ để có thể phòng ngừa bệnh phát triển, đưa bé đến gặp bác sĩ kịp thời.
5 Cách Dạy Trẻ Dưới 1 Tuổi Thông Minh Vượt Trội Của Mẹ Nhật Bản
Đó cũng là lý do khiến phương pháp dạy con của người Nhật được cả thế giới ca tụng và học theo.
Ngay từ khi con được 0-3 tháng tuổi, mẹ Nhật đã chú ý phát triển 5 giác quan cho bé
Đối với các mẹ Nhật, việc dạy dỗ rèn luyện con thông minh không phải đợi đến khi bé có nhận thức hoàn chỉnh mà phải bắt đầu ngay từ khi bé mới chào đời.
Ở giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi là thời điểm “vàng” bởi bé có khả năng tiếp nhận một khối lượng thông tin khổng lồ và vì thế, mẹ cần chú ý phát triển 5 giác quan của trẻ. Đây sẽ là tiền đề cơ bản giúp trẻ có kĩ năng học hỏi, tiếp thu tốt về sau này.
Thị giácKhi mới chào đời, bé đã biết cảm nhận thế giới thông qua con mắt non nớt của mình, vì vậy trong giai đoạn này, mẹ cần:
– Treo quanh giường bé mới sinh những bức tranh phong cảnh đẹp nổi tiếng thế giới để tạo cho bé một không gian đầy màu sắc. Trên các giá, kệ đựng đồ nên có những đồ vật, khối gỗ đồ chơi với màu sắc tươi sáng.
– Nếu bé mới được dưới 1 tháng tuổi, hãy cho bé ngắm những vật màu đen và trắng kẻ sọc 3 phút mỗi ngày, đều đặn trong một tuần. Khả năng tập trung của bé từ dưới 5 giây sẽ tăng lên từ 60-90 giây. Khả năng tập trung là một trong những yếu tố cực kì quan trọng giúp cho việc học tập của bé sau này.
Bé rất thích thế giới xung quanh nhiều màu sắc
– Khi bé dưới 9 tháng tuổi, hệ thần kinh của bé vẫn chưa phát triển hoàn toàn, bé không thể phân biệt được màu đỏ, xanh lá và vàng. Nếu bé đã bắt đầu chán với các đồ chơi có sọc ngang, sọc dọc, hãy thử chuyển sang những đồ chơi có hình sọc nhỏ hơn xem sao. Trong trường hợp bé không còn quan tâm, mẹ tạm thời không cho bé tiếp xúc với đồ chơi có sọc trong thời gian này.
– Đặt bảng chữ cái gần giường của bé. Trẻ sơ sinh nếu sớm được tiếp xúc với chữ cái thì khi lớn lên cũng có hứng thú học hơn. Hàng ngày mẹ hãy bế bé lại gần bảng chữ cái trong khoảng 2-3 giây rồi lại đưa ra xa, bé sẽ rất thích thú và quơ tay loạn xạ khi được lại gần bảng chữ cái cho mà xem.
Thính giác– Cho trẻ nghe nhạc hàng ngày, mỗi ngày nghe 2 lần, mỗi lần nghe khoảng 15 phút. Nên để trẻ nghe nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái với âm lượng vừa phải. Mặc dù âm nhạc giúp kích thích não bộ của trẻ, nhưng mẹ không nên quá lạm dụng băng hay đĩa CD trong thời gian dài, như vậy trẻ sẽ có xu hướng quen và chỉ thích nghe những âm thanh tự động từ máy móc và giảm hứng thú với giọng nói thực từ mẹ.
– Ngoài thời gian cho trẻ nghe nhạc, trò chuyện với bé thường xuyên cũng rất quan trọng. Hãy nói chuyện với bé mọi lúc mọi nơi, khi thay tã, khi tắm, khi ăn, khi chơi… đó là cách dạy bé nhận thức về thế giới bên ngoài ngay từ thuở lọt lòng.
Những bản nhạc êm dịu kích thích não bộ trẻ
Xúc giácBài học đầu tiên hình thành nên xúc giác của trẻ chính là bú sữa mẹ. Nếu quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy rõ chuyển động của con khi tìm vú mẹ ngậm đầu ti trong miệng và hút sữa. Lần đầu tiên, trẻ thường chạm mũi hoặc cằm vào ti mẹ và rất khó khăn để cho đúng ti mẹ vào miệng. Nhiều bà mẹ thấy vậy liền dùng tay để giúp con, nhưng thực ra trẻ có thể tự điều chỉnh rất nhanh.
Mẹ nên đặt ti vào những vị trí khác trên mặt bé như môi, miệng, hàm trên, hàm dưới, cằm, má để trẻ nhanh chóng học cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được sự khác nhau giữa các vị trí trên-dưới-trái-phải.
Không chỉ với ti mẹ đâu, nếu mẹ dùng ngón tay hay khăn mặt để nhẹ nhàng lên các vị trí khác nhau trên mặt bé, mẹ sẽ thấy bé phản ứng bằng cách liếm hoặc cắn những thứ này.
Vị giácTrên 6 tháng, trẻ đã bắt đầu cảm nhận được vị của đồ ăn, thức uống. Hãy làm một thử nghiệm nhỏ bằng cách nhúng một chiếc khăn mặt sạch với nước mát, nước lạnh, nước ngọt, nước mặn và nước chua, mỗi loại một vị khác nhau để thử kích hoạt vị giác ở trẻ.
Khứu giácHãy thử kích thích khứu giác của bé bằng hương thơm dịu dàng của những bông hoa, mẹ sẽ thấy bé phản ứng bằng cách nhoài đầu về hướng có mùi hương ngay lập tức. Nếu mẹ càng cho bé tiếp xúc với nhiều mùi hương khác nhau thì khứu giác của trẻ sẽ càng phát triển.
Dạy Bé Dưới 1 Tuổi Theo Phương Pháp Glenn Doman
Dạy con như thế nào để bé lớn lên thông minh, lanh lợi và ngoan ngoãn là điều mà bố mẹ nào cũng rất quan tâm. Ba năm đầu đời là thời gian phát triển trí thông minh quan trọng đối với trẻ. Đặc biệt là phát triển về não phải. Ngay từ khi mới lọt lòng các giác quan của trẻ đã bắt đầu được định hình như nghe, nhìn, cảm nhận,… và bé cũng bắt đầu học từ đây. Vì vậy các mẹ đừng lo lắng ở độ tuổi này bé còn quá nhỏ để học.
1. Bé ở độ tuổi này biết cái gì mà học? nói còn chưa biết, nói gì đến việc học bài?Đây là cách nghĩ phổ biến của người lớn chúng ta, và đó cũng là suy nghĩ của mình cách đây 2 tháng. Tuy nhiên sau một buổi tọa đàm với bác Tổng và phó tổng giám đốc công ty mình (các bác ấy là người nước ngoài, có con cũng ở độ tuổi 4 – 12 tuổi, và áp dụng thành công phương pháp của giáo sư Glenn Doman), thì mình thay đổi hẳn suy nghĩ và bắt đầu nghiên cứu việc dạy học cho con.
Theo các nghiên cứu khoa học trẻ em trong 3 năm đầu đời khả năng tư duy và học hỏi rất nhanh, cao gấp trăm, nghìn lần người lớn (mình kô nhớ con số chính xác, nếu muốn thì phải giở lại sách Glenn Doman)
Chúng ta cứ quan sát các bé yêu của mình thì sẽ thấy, bé phát triển rất nhanh, thay đổi từng ngày, ngày hôm nay lại khác ngày hôm qua. Hôm qua bé mới biết nhìn theo, hôm nay đã biết cười với người nói chuyện với mình, rồi mới đây ai bé cũng cười, hôm nay bé đã biết cười với người quen, và nhìn chằm chằm với người lạ. Hôm trước mẹ đi làm về, con vẫn mặc kệ, thế mà hôm nay mẹ đi làm về, con vươn tay ra theo, mẹ không bế là khóc um lên…
Như trong trường hợp của mình dạy con bóng đèn, khung ảnh và sau đó hỏi lại, con hiểu và nhìn ra hướng bóng đèn, khung ảnh, như vậy rõ ràng bé hoàn toàn hiểu những gì người lớn dạy. Hay các mẹ dạy bé vỗ tay, bé biết vỗ tay, dạy bé cụng đầu, bé biết cụng đầu.
Như thế rõ ràng bé hoàn toàn hiểu và học được những gì người lớn dạy, chỉ có điều bé chưa nói được thôi. Việc suy nghĩ như câu hỏi 1 là do chúng ta đang áp đặt ý nghĩ của mình cho bé, mà không biết rằng con chúng ta giỏi hơn chúng ta tưởng nhiều.
2. Dạy học sớm cho bé ở độ tuổi này có ép bé quá không?Hãy để bé phát triển tự nhiên, ép bé học có khi lại làm hại bé. Học như thế chắc gì con đã thành thiên tài. Phương pháp Glenn Doman giúp bé tốt hơn chứ không phải trở thành thiên tài. Cách đây 2 tháng thì đây cũng chính là suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Bé ở độ tuổi này đang rất muốn học hỏi và khám phá thế giới bao la ngoài bụng mẹ, do đó việc dạy học cho bé ở độ tuổi này chính là giúp bé học hỏi và khám phá thêm thế giới kiến thức bao là mà thôi. Và một ý nghĩa quan trọng hơn của việc dạy học giai đoạn này là đáp ứng nhu cầu học hỏi và khám phá của bé.
Còn việc có ép bé hay có làm hại cho bé không chính là do phương pháp dạy của bố mẹ. Mình dạy học ở giai đoạn này cho con không có nghĩa là mình mong con thành thiên tài, mà chỉ đơn giản là giúp con phát triển đúng khả năng của con, và đúng giai đoạn bé mong muốn phát triển. Ví dụ, mẹ dạy bé vỗ tay, khi bé vỗ tay được, lúc đó mẹ rất vui sướng, và mẹ thấy bé cười theo. Lúc đó là chính bản thân bé cũng rất sung sướng, nhưng bé không nói ra được thôi.
Dạy cho bé ở độ tuổi này không có nghĩa là không để bé phát triển tự nhiên. Nếu phát triển tự nhiên có nghĩa là không dạy học thì chắc chúng ta không ai cho con đi học mẫu giáo. Việc chúng ta dạy bé chính là giúp bé phát triển tự nhiên theo đúng khả năng của mình và phát triển khả năng của mình đúng thời điểm, giai đoạn.
3. Vậy dạy con thế nào và dạy làm sao cho đúng phương pháp Glenn DomanỞ đây mình mong chia sẻ kinh nghiệm của mình thôi, và phương pháp này được áp dụng theo sách của giáo sư Glenn Doman.
Hiện mình đang áp dụng cho bé nhà mình với phương pháp như sau: học qua các flash card. cái này đang được bán rất nhiều tại các cửa hàng sách cho trẻ.
Flash card chính là những quân bài, giống như bài tú lơ khơ đó, nhưng thay vì các cây tú thì người ta in chữ cái, con vật, hình ảnh, cây cối, đồ vật… lên đó để dạy bé.
4. Biết chọn thời điểm thích hợp để tiến hành dạy phương pháp Glenn Doman cho béGiai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là thời điểm thích hợp cho bạn dạy flash card theo phương pháp Glenn Doman. Hầu hết mọi người đều có một bên tay thuận, chân thuận và mắt thuận. Não cũng vậy, hầu hết chúng ta đều thuận não trái. Nhưng ít ai biết được rằng trong 3 năm đầu đời, não phải mới là bán cầu não thuận của chúng ta.
Con người có những giai đoạn bùng nổ về não bộ, Đó là thời điểm thai được 22 tuần và thời điểm khoảng 5- 6 tháng tuối. 0-6 tuổi được xem là giai đoạn vàng phát triển của trẻ. Đó là giai đoạn hoàn chỉnh hầu hết các chức năng của trẻ mà bỏ qua giai đoạn này trẻ vĩnh viễn không bao giờ có khả năng làm lại.
5. Dạy dot card và flashcard theo phương pháp Glenn Doman cho bé khi nào?Dot Card là bộ dạy toán dành cho trẻ theo phương pháp Glenn Doman. Với 50 thẻ chấm, bé sẽ dần dần nhận biết về số và kích thích não phát triển.
Khi bé mệt, đói khóc hoặc bạn đang buồn, mệt.. đừng dạy bé. Hãy dời sang những ngày khác vui vẻ hơn, còn rất nhiều thời gian vui vẻ cho mẹ và bé. Đừng cố sẽ để lại ấn tượng không tốt với bé.
6. Nên dạy trong thời gian bao lâu?Mỗi lần dạy, hãy dạy bé trong thời gian rất ngắn, chỉ vài giây/lần. Ngày 3 lần. Luôn dừng trước khi con muốn dừng Nếu cha mẹ làm đúng như thế, trẻ sẽ nài nỉ bố mẹ chơi trò dạy toán và bố mẹ chính là người khơi gợi niềm yêu thích và khao khát học toán của bé.
Cập nhật thông tin chi tiết về #1 Bệnh Sốt Phát Ban Ở Trẻ Em Dưới 6 Tháng Tuổi, Dưới 1 Tuổi trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!