Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Và Xử Trí Khi Trẻ Sơ Sinh Ọc Sữa được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguyên nhân ọc sữa ở trẻ sơ sinhĐó là sự tống xuất sữa từ dạ dày lên thực quản đến miệng và ra ngoài, nguyên nhân có thể do bệnh hoặc không do bệnh.
Khi ăn, thức ăn từ miệng qua thực quản xuống đến dạ dày. Dạ dày là đoạn giữa của ống tiêu hóa, phía trên thông với thực quản qua tâm vị, phía dưới thông với ruột non qua môn vị. Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, cơ dạ dày rất đàn hồi và nó có khả năng chứa đựng thức ăn rất lớn. Khi đói, cơ dạ dày co lại. Thức ăn càng vào, cơ dạ dày càng giãn ra và khi cơ đã giãn ra hết mức thì áp suất trong dạ dày đột ngột tăng lên gây ra cảm giác no. Bình thường, tâm vị đóng kín ngăn thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi thức ăn từ thực quản đến tâm vị, tâm vị sẽ mở ra cho thức ăn đi qua rồi lại đóng kín. Thức ăn trong dạ dày được nhào trộn rồi đưa qua môn vị từng chút một để xuống ruột non.
Bất kỳ nguyên nhân nào, do bệnh lý hay không do bệnh lý, làm rối loạn hoạt động co thắt của các cơ ống tiêu hóa, rối loạn nhu động hoặc sự tắt nghẽn ống tiêu hóa đều có thể gây ra hiện tượng ói ọc.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hoạt động co bóp của các cơ đường tiêu hóa đôi lúc không đồng bộ gây nên sự rối loạn nhu động ruột và trẻ bị ọc sữa. Ngoài ra, tâm vị trẻ không đóng kín, cơ vòng thực quản dưới không siết chặt làm cho sữa từ dạ dày trào lên thực quản. Nếu trẻ quấy khóc, vặn vẹo thân mình, rặn đi tiêu… sẽ làm tăng áp lực trong bụng và trẻ ọc sữa.
Thông thường khi trẻ bú, sẽ nuốt một lượng hơi vào trong dạ dày. Nếu cho bú không đúng cách, lượng hơi nuốt vào dạ dày nhiều, dạ dày chứa một lượng lớn vừa sữa vừa hơi, do đó trẻ dễ bị ọc sữa. Nếu khoảng cách các cữ bú quá ngắn, trẻ bú quá nhanh hoặc quá lâu, lượng sữa quá nhiều cũng gây nên ọc sữa.
Trong trường hợp trẻ bị bệnh, nhiễm trùng hô hấp hay tiêu hóa, trẻ cũng bị ọc sữa. Trong trường hợp này, ngoài hiện tượng ói, trẻ còn có thể có các dấu hiệu khác kèm theo như ho, chảy mũi, sốt hoặc tiêu phân bất thường…
Một số trẻ mắc chứng hẹp phì đại môn vị cũng thường xuyên bị ói do sữa đi qua môn vị khó khăn. Thông thường trẻ không ọc sữa những ngày đầu sau sanh, thường ọc xuất hiện từ tuần thứ 2 trở đi. Lúc đầu trẻ chỉ hay trớ sữa, sau đó ọc sữa dữ dội (nôn vọt), sau mỗi lần bú là ọc sữa. Đặc biệt, trẻ thường ọc có khoảng trống sau bú (có nghĩa là không ọc tức thì ngay sau bú) và không bao giờ ọc ra dịch vàng hay dịch xanh. Sau khi ọc, trẻ rất đói và đòi bú ngay. Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh để bác sĩ chuyên khoa nhi khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trong trường hợp lồng ruột, trẻ đột ngột nôn ói nhiều kèm theo là khóc thét từng cơn dữ dội, xanh tái, có thể đi tiêu nhày máu sau đau bụng khoảng 6 giờ. Bệnh này thường gặp ở trẻ trai bụ bẫm, dưới 24 tháng tuổi, nhiều nhất ở trẻ 3 – 6 tháng tuổi. Đây là 1 cấp cứu ngoại khoa. Vì vậy, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ở trẻ non tháng cũng thường khi xãy ra hiện tượng ọc sữa nhưng sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu chúng ta chăm sóc đúng cách và điều trị nâng đỡ thích hợp.
Có nhiều nguyên nhân gây ọc sữa, trong đó có những nguyên nhân không do bệnh mà chúng ta có thể loại bỏ được. Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân gây ọc sữa cần có sự can thiệp điều trị kịp thời.
Trường hợp cần đưa trẻ đi bệnh viện
– Nếu trẻ đang hoàn toàn khỏe mạnh, đột nhiên nôn ói dữ dội kèm theo quấy khóc nhiều, có thể có các dấu hiệu bất thường khác (là các dấu hiệu bình thường không ghi nhận được ở trẻ), chúng ta nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khám bệnh.
– Nếu trẻ nôn ói kèm theo các dấu hiệu bệnh lý như sốt, ho, chảy mũi hay đi phân bất thường… cũng cần đưa trẻ đi khám bệnh ở bác sĩ chuyên khoa nhi.
– Nếu trẻ nôn ói mà ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao hay sự nôn ói làm trẻ “sợ” bú cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa.
– Nếu sự ọc sữa của trẻ không cải thiện sau khi đã điều trị hỗ trợ, chăm sóc đúng cách, thì cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa.
Một số biện pháp giúp phòng ngừa ọc sữa ở trẻ
– Cho trẻ bú đúng cách, vừa đủ lượng sữa.
– Sữa mẹ là sữa tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
– Tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ trực tiếp, không nên bú sữa mẹ qua bình. Thời gian trẻ bú mẹ trực tiếp vừa đủ để dạ dày trẻ giãn ra đúng mức, giúp dạ dày đủ chứa lượng sữa bú vào. Khi trẻ bú mẹ trực tiếp, sữa trong vú mẹ không tự động chảy vào miệng trẻ liên tục mà sữa chỉ vào miệng trẻ khi trẻ có động tác mút vú. Vì vậy, trẻ nuốt sữa dễ dàng hơn và ít bị rối lọan nhu động thực quản. Ngoài ra, khi sữa mẹ vắt ra bình thì hầu như lượng kháng thể quý giá trong sữa mẹ bị giảm đi. Mặc khác, khi bú bằng bình, phải đảm bảo vấn đề vệ sinh bình sữa đúng cách tránh nhiễm trùng.
– Cho trẻ bú mẹ đúng cách: nếu vì lý do nào đó, trẻ không bú được sữa mẹ hoặc không bú trực tiếp vú mẹ được, cần cho trẻ bú đúng cách:
* Núm vú phải phù hợp với miệng trẻ.
* Lỗ núm vú phù hợp, tránh trường hợp quá nhỏ làm cho trẻ phải gắng sức khi bú. Ngược lại nếu lỗ núm vú quá to, sữa xuống quá nhiều làm trẻ nuốt không kịp, trẻ dễ bị sặc, ói khi bú.
* Không đặt bình sữa nằm ngang, sữa ngập trong núm vú tránh cho trẻ bú vừa sữa vừa hơi.
* Bình sữa chuẩn.
* Pha sữa đúng cách.
* Tư thế bú: không cho trẻ bú khi nằm. Cần bế trẻ khi cho bú, đầu vai hơi cao, tránh gập cổ khi bú.
Sau khi cho trẻ bú xong, bế trẻ theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi. Sau đó, nhẹ nhàng đặt trẻ nằm, kê gối hơi cao dưới vai, đầu tránh gập cổ, gập bụng.
Tránh việc trẻ quấy khóc trước, trong và sau khi bú.
Trong trường hợp trẻ thiếu vi chất, đặc biệt là canxi và vitamin D, trẻ thường đổ mồ hôi, quấy khóc, vặn vẹo thân mình làm cho trẻ dễ bị ọc sữa. Trong trường hợp này, ngoài việc chăm sóc đúng cách, cần bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ.
Trẻ nên được ở trong môi trường thoáng mát. Tư thế nằm đầu, vai, mông thẳng, đầu cao khoảng 15 – 30 độ. Có thể cho trẻ nằm nghiêng, đặc biệt là nghiêng trái. Có thể tạo cho trẻ một cái “kén” và đặt trẻ nằm trong kén giống như tư thế trẻ trong bụng mẹ.
Với trẻ non tháng, cần bổ sung vi chất đầy đủ. Nên massage bụng trẻ trước mỗi cữ bú.
Còn khi trẻ bị ọc sữa, các bậc phụ huynh nên giữ bình tĩnh, không bế thốc trẻ lên mà nghiêng người trẻ sang bên, nhẹ nhàng nâng trẻ lên, lấy khăn lau miệng trẻ. Nếu trẻ ọc sữa qua mũi miệng, không nên dùng miệng hút sữa trong mũi, nên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, vệ sinh miệng trước, mũi sau.
Trẻ Sơ Sinh Bị Ọc Sữa Và Phương Pháp Chăm Sóc Hiệu Quả
” Ọc sữa” là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Các mẹ thường rất lo lắng khi trẻ có hiện tượng này vì không biết sức khỏe của con có bị ảnh hưởng không? Các mẹ cũng khá bối rối khi không biết xử trí và chăm sóc trẻ như thế nào khi trẻ bị ọc sữa.
Nguyên nhân ọc sữa ở trẻ sơ sinhĐó là sự tổng xuất sữa từ dạ dày lên thực quản đến miệng và ra ngoài, nguyên nhân có thể do bệnh hoặc không do bệnh.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng các mẹ có thể hiểu rằng ọc sữa là sự tống sữa từ dạ dày lên thực quản đến miệng và ra ngoài.
Khi trẻ bú sữa từ mẹ ngoài sữa thì các trẻ cũng sẽ nuốt phải một lượng không khí kèm theo. Với các mẹ lần đầu có con, thường không có kinh nghiệm cho trẻ bú, vì vậy lượng không khí trẻ nuốt vào nhiều. Lúc đó, dạ dày chứa vừa sữa vừa không khí khiến trẻ dễ bị ọc sữa. Khi trẻ bú quá lâu hoặc quá nhanh khiến lượng sữa nhiều cũng sẽ gây ọc sữa nha các mẹ.
Nếu trẻ ọc sữa kèm các biểu hiện khác thường như ho, chảy nước, mũi, quấy khóc liên tục… thì các mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất.
Ở trẻ sinh non tháng thì trẻ cũng hay bị ọc sữa, tuy nhiên sẽ giảm dần theo thời gian nên các mẹ không cần lo lắng quá.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa, có thể là nguyên nhân tự nhiên hoặc có thể là nguyên nhân do bệnh. Do vậy các mẹ cũng không nên chủ quan khi trẻ bị ọc sữa. Các mẹ cần theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ để có cách chăm sóc hoặc điều trị kịp thời.
Một số biện pháp giúp phòng ngừa ọc sữa ở trẻ– Trong trường hợp trẻ bắt buộc phải bú bình thì các mẹ cần cho trẻ bú đúng cách như sau:
Núm vú: có kích thước phù hợp với miệng trẻ, cần được vệ sinh sạch sẽ, lỗ núm vú có kích thước phù hợp tránh trường hợp quá nhỏ hoặc quá to gây khó khăn cho việc bú.
Bình sữa phải đạt chuẩn, tránh mua phải bình sữa kém chất lượng. Khi pha sữa bằng nước nóng sẽ khiến bình bị nóng, có thể làm chảy nhựa của bình gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Pha sữa đúng theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.
Cách cho trẻ bú: bé trẻ khi cho trẻ bú, phần thân trên cao hơn phần thân dưới. Không cho trẻ bú khi nằm.
Sau khi trẻ bú xong cần bế trẻ thẳng áp ngực bé vào ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ xoa hoặc vỗ nhẹ lưng trẻ để trẻ dễ tiêu hóa.
Khi trẻ bị ọc sữa, các mẹ không nên hoảng hốt mà cần bình tĩnh nghiêng người trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất ói. Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ, dùng nước muối sinh lý vệ sinh miệng sau đó vệ sinh mũi (nếu có).
Cách Xử Trí Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ọc Sữa Theo Chuẩn Bác Sĩ
Tác giả bài viết: Bác sĩ Đoàn Thị Mai – Nghiên cứu sinh tiến sĩ dinh dưỡng và miễn dịch nhi khoa – Khoa y – Bệnh viện Đại học Tổng hợp Sankt-Peterburg (Nga)
Bác sĩ Đoàn Thị Mai
Theo bác sĩ Đoàn Thị Mai, nôn trớ, ọc sữa là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong 6 tháng đầu đời hầu hết ít nhiều các trẻ đều bị nôn trớ. Trẻ có thể trớ ra sữa mới bú xong, hoặc cũng có thể trớ ra sữa vón cục, đã được tiêu hóa một phần ở trong dạ dày.
Nếu bé yêu của các mẹ chỉ nôn trớ bình thường, tần số ít, không ảnh hưởng đến hô hấp thì chỉ tính là nôn trớ sinh lý và không -cần điều trị gì.
Nhưng nếu trẻ nôn trớ thường xuyên, ảnh hưởng đến cân nặng hay ảnh hưởng đến hệ hô hấp như ho, trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè kéo dài thì lúc này có thể bé đã mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Mẹ cần cho bé thăm khám bác sĩ để có – hướng điều trị thích hợp.
1. Nguyên nhân của tình trạng ọc sữa?Hầu hết các trường hợp ọc sữa ở trẻ sơ sinh đều là nguyên nhân sinh lý, cụ thể:
– Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu. Dạ dày bé nhỏ, nằm ngang và cao hơn so với người lớn.
Hoạt động cơ thắt tâm vị yếu và chưa ổn định nên khi bé ăn no quá hay thay đổi tư thế đột ngột sẽ dễ bị ọc sữa.
– Hai là bé ăn thức ăn dạng lỏng là sữa nên dễ trớ ra ngoài.
– Thứ ba là những bé bú sữa công thức, do sữa công thức lâu tiêu hóa hơn sữa mẹ, sữa nằm lại dạ dày lâu hơn là bé đầy bụng dễ ọc sữa.
– Bé bú nhanh quá, nuốt nhiều không khí sau đó bị nấc cụt, bé bú nằm ngang, hay bé dị ứng thức ăn gây ra ọc sữa. Một số bé ban đầu là nôn trớ sinh lý thôi nhưng không điều chỉnh khắc phục kịp thời dẫn đến tình trạng bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Có một số rất ít là do nguyên nhân bệnh lý như bé mắc chứng hẹp phì đại môn vị, bị lồng ruột…
2. Biểu hiện tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữaBé sơ sinh có thể nôn trớ ọc sữa ở nhiều mức độ khác nhau. Có những trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều khi vừa mới bú xong, khi nấc cụt, ho hay vặn vẹo người. Một số trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú, mẹ thay đổi tư thế hoặc có bé bú xong ngủ một giấc rồi dậy trớ ra sữa vón cục đã tiêu hóa dở.
Điển hình mẹ quan sát thấy là bé ọc sữa rất nhiều như vòi nước chảy, trớ vọt ra làm chúng ta rất hoảng hốt. Nhưng có một số bé thì biểu hiện nhẹ hơn, chỉ trớ lên tới cổ xong bé tự nuốt xuống hoặc chỉ trớ một chút ra khóe miệng. Những trường này dễ bỏ sót, phải quan sát cẩn thận mới phát hiện được.
Khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa trở thành trào ngược dạ dày thực quản sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:
– Ho, sặc khi bú.
– Bé hay nằm cong lưng do axits dịch vị dạ dày trèo lên thực quản.
– Nôn trớ thường xuyên.
– Hay ợ hơi.
– Chán ăn, chậm tăng cân.
– Rối loạn giấc ngủ, ban đêm ngủ không yên giấc.
– Khóc thét khi đang nằm ngủ.
– Kích thích quấy khóc nhiều.
– Khó cho bé ăn, khó nuốt, bé từ chối ăn phải ép ăn.
– Hơi thở bé chua, có mùi acid.
– Thường xuyên đi tiêu phân lỏng hoặc táo bón.
– Thường xuyên viêm tai giữa, mũi xong, viêm phổi.
Những biến chứng của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp phải ở em bé nếu không được điều trj đó là suy dinh dưỡng, viêm thực quản, hẹp thực quản…
3. Làm thế nào để biết được trẻ sơ sinh bị ọc sữa sinh lý hay đã bị trào ngược dạ dày thực quản?Ọc sữa, nôn trớ sinh lý tần suất xảy ra ít. Bé ọc sữa thường khi no quá, cười đùa nhiều ngay sau khi ăn và khí bé bú quá nhanh do đói. Trẻ không có nhiều biểu hiện khó chịu.
Trào ngược dạ dày thực quản thì bé thường xuyên trớ hơn. Trớ ngay cả khi bé không ăn quá no, có lúc đã ngủ 1 giấc rồi bé dậy vẫn trớ. Và hay trớ ra sữa vón cục đã tiêu hóa dở trong dạ dày.
4. Xử trí thế nào khi bé bị ọc sữa?Mẹ ngay lập tực đặt bé xuống nằm nghiêng 1 bên để sữa trào ra ngoài qua khóe miệng. Làm như thế để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi hay vào vòi tai bé, sẽ dễ bị viêm tai giữa. Sau đó mẹ cần nhỏ hay hút và rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.
Sau 30 phút mẹ có thể cho bé ăn lại. Không cho ăn lại ngay lập tức vì bé còn hoảng sợ và dễ bị trớ tiếp.
5. Làm thế nào để khắc phục tình trạng ọc sữa cho trẻ?Chúng ta cần thay đổi các thói quen trong chăm sóc ăn uống cho trẻ
– Chia nhỏ các cữ ăn, cho ăn và giờ nhất định. Không cho bé ăn quá no.
– Không cười đùa nô giỡn quá nhiều với bé sau khi bé bú xong.
– Sau khi bú thì vỗ ợ hơi cho bé, bế vác bé trên vai tầm 10 phút hoặc cho bé nằm ở mặt phẳng nghiêng 30 độ.
– Khi bú mẹ nên bú tư thế ngồi đối với những trẻ sơ sinh bị ọc sữa thường. Dùng hai ngón tay kẹp núm vú lại đê làm sữa chảy chậm hơn nếu mẹ nhiều sữa, tránh bé bú quá nhanh nuốt phải nhiều không khí sẽ dễ bị nấc cụt và ọc sữa hơn.
– Làm đặc thức ăn với những bé ọc sữa quá nhiều. Khi bé được 4,5 tháng tuổi mẹ có thể pha thêm một ít bột ăn liền vào trong sữa của em bé .
– Những bé dùng sữa công thức mẹ có thể dùng đến sữa thủy phân để bé dễ tiêu hóa sữa hơn.
6. Khi nào chúng ta cần đi gặp bác sĩ?Ọc sữa rất hay gặp ở trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi, tuy nhiên 60% các bé sẽ giảm triệu chứng khi khi trên 6 tháng tuổi. Đó là lúc các bé bắt đầu ăn dặm chuyển sang chế độ thức ăn đặc hơn và bé đã ngồi được. Có tới 90% các bé sẽ hết triệu chứng khi được 1 tuổi.
Khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục thì mẹ cần cho em bé đi khám bác sĩ để xem nguyên nhân có phải do bệnh lý không. Trường hợp còn ít tháng tuổi, nhưng bé sơ sinh ọc sữa quá nhiều làm bé không ăn được, chậm tăng cân, hay viêm đường hô hấp thì mẹ cũng cần cho bé đi khám bác sĩ đẻ kê thuốc điều trị.
Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/cach-xu-tri-khi-tre-so-sinh-bi-oc-sua-theo-chuan-bac-si-c32a…
Bác sĩ Đoàn Thị Mai – Nghiên cứu sinh tiến sĩ dinh dưỡng và miễn dịch nhi khoa – Khoa y – Trường Đại học Tổng hợp Sankt-Peterburg (905)
Cần Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ọc Sữa?
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là tình trạng thường gặp ở các bé dưới 1 tuổi. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, hoặc trẻ nhạy cảm với một số thực phẩm hay đồ uống có trong sữa mẹ. Hầu hết các trường hợp trẻ bị ọc sữa đều không đáng lo ngại, tuy nhiên cha mẹ cần áp dụng một số biện pháp để giảm thiểu tình trạng này.
Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa?
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều có nguy hiểm không?Ọc sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là trào ngược, là hiện tượng phổ biến ở các bé sơ sinh và điều này được xem là bình thường trong hầu hết các trường hợp. Khi bé nhà bạn hay bị ọc sữa, thậm chí là ọc sữa lên mũi thì cũng đừng quá lo lắng bởi vì theo các bác sĩ thì đa số các bé sơ sinh gặp hiện tượng này vẫn đang phát triển khỏe mạnh và không gặp bất kì vấn đề nào về hô hấp.
Theo một vài thống kê của các chuyên gia:
+ Ọc sữa thường xảy ra ngay sau khi bé uống sữa, nhưng nó cũng có thể xảy ra 1-2 giờ sau khi bú.
+ Một nửa số trẻ từ 0-3 tháng tuổi ọc sữa ít nhất một lần trong ngày.
+ Ọc sữa thường xảy ra nhiều nhất ở bé sơ sinh từ 2-4 tháng.
+ Khoảng 90% các em bé sẽ hết ọc sữa khi lên 12 tháng.
* Nguyên nhân khiến bé bị ọc sữaTrẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều có nguy hiểm không?
Trong đại đa số các trường hợp, nguyên nhân ọc sữa ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân sinh lý:
+ Sự non yếu trong hệ tiêu hóa: Đối với lứa tuổi sơ sinh, dạ dày của em bé thường nằm ngang, do đó thời gian sữa bị ứ lại trong dạ dày của bé sơ sinh kéo dài lâu hơn so với người lớn. Hơn nữa, tại chỗ nối thực quản với dạ dày tức cơ vòng của em bé vẫn còn nhỏ và chưa phát triển đầy đủ nên không thể khép lại kín, do đó khi em bé bú no thì dạ dày vẫn hở và sữa có thể đi ngược lên làm bé bị ọc sữa.
+ Trẻ sơ sinh nuốt quá nhiều không khí từ bình sữa. Nguyên nhân là do bé ngậm sai khớp núm ti, nằm bú sai tư thế, do bé quấy khóc khi đang bú, lượng sữa xuống quá nhanh hay quá chậm… Dấu hiệu để nhận biết việc trẻ bú nhiều hơi là lượng sữa trong bình khi trẻ uống xuất hiện nhiều bọt. Ngoài ra, cho bé uống quá nhiều sữa cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.
+ Trẻ nhạy cảm hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc đồ uống trong chế độ ăn uống của mẹ: những chất gây dị ứng này có thể được chuyển vào sữa mẹ và khiến em bé của bạn bị ọc sữa.
+ Bé bú sữa công thức: Bởi vì sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ, sữa sẽ nằm lại dạ dày lâu hơn nên bé dễ bị đầy bụng dẫn đến ọc sữa.
Mặc dù rất ít gặp ở trẻ bú sữa mẹ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của hẹp phì đại lồng ruột, một vấn đề dạ dày cần phẫu thuật. Nó xảy ra thường xuyên hơn ở bé trai gấp 4 lần so với bé gái và các triệu chứng thường xuất hiện từ 3 đến 5 tuần tuổi. Nếu trẻ bị ọc sữa với tần suất nhiều nên đưa đến bác sĩ kiểm tra.
Các dấu hiệu chứng tỏ trẻ cần đến bác sĩ khi bị ọc sữa:
+ Em bé của bạn đang bị ọc sữa quá nhiều hoặc quá thường xuyên.
+ Em bé có vẻ bị đau đớn hay khó chịu kéo dài.
+ Em bé giảm cân quá nhiều hoặc không có dấu hiệu tăng cân trong thời gian dài.
+ Em bé không uống được một chút sữa nào.
* Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa?Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi rất dễ bị nghẹt thở và gặp nguy hiểm nếu bố mẹ không biết cách ứng phó kịp thời. Vì vậy, khi thấy bé có dấu hiệu bị ọc sữa, hãy nhanh chóng làm theo các bước sau:
Bước 1: Để đầu bé thấp và gối tay lên, đặt trẻ nằm nghiêng để tránh sữa ọc lên mũi. Đặc biệt chú ý không nên bế bé lên vì sữa có thể đi vào đường hô hấp làm bé bị nghẹt thở.
Bước 2: Bố mẹ hãy lau sạch sữa cho trẻ bằng khăn mềm. Nếu bé xảy ra hiện tượng mặt mũi trở nên tím tái, khó thở thì rất có thể bé đã bị ọc sữa trên mũi. Mẹ hãy ngay lập tức lấy dụng cụ để hút sữa ra khỏi mũi và miệng bé rồi dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé. Lưu ý không được để bé tiếp tục uống sữa ngay sau đó để hệ tiêu hóa được ổn định lại và bé giảm cảm giác sợ hãi tránh nguy cơ bị ọc tiếp lần nữa.
Bước 3: Nếu bé vẫn cảm thấy khó chịu thì hãy vỗ nhẹ vào lưng bé với tần suất 5 cái/ 1 lần trong khi đặt bé nằm úp lên cánh tay mẹ, đầu hướng xuống đất. Nếu tình huống trở nên tồi tệ hơn và bé không thể thở được hãy đưa bé đến bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất.
Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa
* Các biện pháp để làm giảm thiếu tối đa tình trạng hay bị ọc sữa ở trẻ sơ sinh– Chú ý đến loại sữa và môi trường sống của trẻ.
– Hãy cho con bú sữa mẹ vì ọc sữa ít gặp hơn ở trẻ bú mẹ. Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ thì các đợt ọc sữa ngắn hơn, ít hơn và không nghiêm trọng bằng trẻ bú sữa công thức. Đối với những em bé muốn bú mẹ thường xuyên, hãy thử đổi bên sau vài giờ thay vì ở mỗi lần bú.
– Chia nhỏ cữ bú thành nhiều lần trong ngày để tránh tình trạng trào ngược do ăn quá no. Bên cạnh đó tuyệt đối không được ép con bú để tránh gây cảm giác sợ hãi cho bé.
– Giúp bé luôn cảm thấy thoải mái trong khi uống sữa, bé càng thoải mái thì càng ít bị ọc sữa.
– Đảm bảo giảm thiểu lượng không khí bé nuốt vào nếu bạn cho bé bú bình bằng cách lựa chọn bình bú có hệ thống thoát hơi tốt, cho bé nằm đúng tư thế và ngậm đúng khớp khi bú.
– Cho bé ợ hơi đúng cách sau khi bú: Tuyệt đối không nên để bé nằm ngay sau khi bú dễ dẫn đến trào ngược và ọc sữa.
– Thường xuyên cho bé tắm nắng và bổ sung vitamin D3 mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu Canxi: Do khi thiếu canxi sẽ gây nên tình trạng bé vặn vẹo dễ gây ọc sữa.
Các biện pháp làm giảm tình trạng ọc sữa
– Loại bỏ khói thuốc lá khỏi môi trường sống của trẻ sơ sinh vì đây là một yếu tố góp phần quan trọng làm trẻ bị ọc sữa đồng thời bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.
– Giảm hoặc loại bỏ caffeine. Lượng caffeine quá cao trong chế độ ăn uống của mẹ có thể góp phần dẫn đến hiện tượng này.
* Các tư thế cho bé uống sữa để giảm thiểu tình trạng ọc sữa– Hạn chế cho trẻ nằm ngửa vì ọc sữa xảy ra tệ nhất khi trẻ nằm ngửa. Bế trẻ trong một chiếc địu là một cách hữu ích.
– Giữ bé ở tư thế nửa đứng (ở góc 30 độ) vẫn là một khuyến nghị phổ biến từ các chuyên gia. Hãy thử đặt bé ở tư thế nửa đứng hoặc ngồi khi cho con bú, hoặc ngả người ra sau để bé nằm phía trên và nằm sấp với mẹ.
– Kê gối, hoặc khăn dưới đầu bé để nâng phần đầu lên khoảng 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên, hoặc nếu điều đó xảy ra thì với cách nằm này giúp bé không bị tràn ngược sữa vào mũi, gây khó thở.
– Tránh chèn ép bụng bé vì điều này có thể làm tăng tình trạng ọc sữa và gây ra sự khó chịu cho bé bằng cách chọn quần áo cũng như size tã phù hợp với bé.
– Các vị trí giảm đáng kể ọc sữa bao gồm nằm nghiêng bên trái và nằm sấp. Tuy nhiên đặt trẻ sơ sinh ở tư thế nằm sấp chỉ nên được thực hiện khi trẻ tỉnh táo và có thể được theo dõi liên tục. Nâng đầu bé không tạo ra sự khác biệt đáng kể trong các nghiên cứu gần đây mặc dù nhiều bà mẹ thấy rằng bé thoải mái hơn khi ở tư thế này.
Tất nhiên bố mẹ hãy thử nghiệm theo từng hướng dẫn và quan sát em bé của bạn rồi làm theo các dấu hiệu của bé để xác định cách nào hiệu quả nhất từ đó tìm được tư thế phù hợp nhất với bé.
Trẻ Sơ Sinh Bị Ọc Sữa Nhiều & Cách Trị Ọc Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Nhất
Ọc sữa là trường hợp khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là trong những ngày bé mới chào đời. Để giảm tình trạng này, mẹ cần thay đổi cách cho ăn và lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt của bé và gia đình
Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không?Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là hiện tượng thường gặp và có thể thuyên giảm dần sau đó khi mẹ điều chỉnh cữ bú cho bé. Tuy nhiên, nếu trẻ ọc nhiều và liên tục có thể là mắc bệnh lý:
Mắc chứng hẹp phì đại môn vị: Biểu hiện là trẻ không ọc tức thì ngay sau bú và không bao giờ ọc ra dịch vàng hay dịch xanh. Sau khi ọc, trẻ rất đói và đòi bú ngay. Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh để bác sĩ ngay.
Trẻ bị lồng ruột: Triệu chứng trẻ đột ngột nôn ói nhiều kèm theo là khóc thét từng cơn dữ dội, xanh tái, có thể đi tiêu nhày máu sau đau bụng khoảng 6 giờ. Bệnh này thường gặp ở trẻ trai bụ bẫm, dưới 24 tháng tuổi, nhiều nhất ở trẻ 3 – 6 tháng tuổi.
Nên chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ sơ sinhSo với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Vì vậy, để tránh tình trạng “phun trào”, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần. Cách này có thể giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, nhưng cũng khiến mẹ vất vả hơn nhiều.
Không để trẻ sơ sinh vừa nằm vừa búVới hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Và nếu lúc này mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng ọc sữa rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay. Tốt nhất, mẹ nên tìm cách cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.
Mách mẹ cách cho bé ợ hơi Cho con bú sữa mẹ hoặc bú bình là một trải nghiệm rất thú vị với những người mới làm cha mẹ. Tuy nhiên, có thể bạn đang lãng quên một phần quan trọng của công việc này, đó là cho bé ợ hơi
Nên chọn lại tư thế cho bé bú mẹ đúng cáchCó thể mẹ không biết, nhưng cách bạn cho bé bú cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Với những bé bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến bé bị ọc sữa.
Tương tự, những bé bú bình không đúng cách sẽ “hút” vào cùng lúc một lượng khí thừa đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé. Để tránh tình trạng này, khi cho bé bú mẹ, bạn chỉ nên cho bé bú từ từ, tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, không để khí “len lỏi” vào dạ dày bé.
Chọn đúng các tư thế ngủ của bé sơ sinhMột tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.
Không để trẻ sơ sinh ngửi mùi thuốc láKhông chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé cưng tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên cố gắng hạn chế, không cho bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc.
Hút thuốc thụ động và những ảnh hưởng tới sức khỏe bé Theo số liệu thống kê, mỗi năm tại Việt Nam có hơn 40.000 trường hợp tử vong do hút thuốc và hít phải khói thuốc và có hơn 60% trẻ em dưới 5 tuổi bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Hút thuốc lá thụ động có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe bé yêu của bạn
Bổ sung canxi cho bé đúng cáchỌc sữa đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.
Nếu đã thử hết những cách trên, nhưng tình trạng ọc sữa của bé vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, mẹ nên đưa bé đi khám bệnh. Trong một vài trường hợp, ọc sữa đi kèm với một vài dấu hiệu bất thường có thể do một nguyên nhân bệnh lý nào đó, như rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, lồng ruột… là các triệu chứng bệnh trẻ em thường gặp và mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để kiểm tra.
Xử Trí Khi Bé Bị Ọc Sữa Và Thở Khò Khè
Hiện tượng bé bị ọc sữa và thở khò khè là điều khiến cho mẹ cảm thấy lo lắng và thường gặp khó khăn trong cách xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và tìm ra cách xử trí đúng nhất. Đó có thể là do bệnh đường hô hấp, tiêu hóa hay một chứng bệnh nào khác?
Nguyên nhân làm bé nôn trớ, khò khèBé sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi “dư thừa” này không chỉ làm bé dễ no hơn mà còn làm trẻ hay ọc sữa khi được mẹ đặt nằm nghiêng. Hiện tượng này khá phổ biến. Nếu chỉ đơn thuần là trẻ bị ọc sữa trong vài tháng đầu sau khi sinh, mẹ không cần quá lo lắng.
Nếu trẻ bị hiện tượng hay ọc sữa kèm theo thở khò khè như nghẹt mũi thì có khả năng trẻ bị một trong hai bệnh sau:
Trào ngược dịch vị từ dạ dày vào vòm mũi họngBệnh này sẽ làm tăng tiết đờm nhớt ở vùng này, gây triệu chứng hay bị ọc sữa và khò khè ở trẻ. Nguyên nhân bệnh là do dạ dày của trẻ vừa nhỏ vừa nằm ngang. Trẻ thường ham bú mà không biết dạ dày mình chứa không nổi.
Nếu như mẹ không chú ý lượng sữa bú trong cữ của bé sẽ tăng sức ép lên hệ tiêu hóa của trẻ. Vì khi đó dạ dày sẽ co bóp để đẩy xuống ruột nhưng khi đã quá tải thì sữa phải trào ngược lên trên. Nếu sữa thoát ra ngoài miệng đó là hiện tượng ói ọc còn nếu sữa lạc qua đường hô hấp sẽ kích thích tăng tiết đàm thì mẹ sẽ nghe thấy khò khè.
Trẻ có cơ địa dị ứngĐiều này gây tăng tiết và ứ đọng đờm nhớt ở vùng vòm mũi họng gây triệu chứng khò khè, làm bé bị ngạt mũi ít nhiều, thở bằng miệng làm khô niêm mạc vùng họng nên dễ bị kích thích phản xạ nôn khiến bé bị ọc sữa.
Cách xử lý khi trẻ bị trớ sữa và khò khèTheo các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng, điều mẹ cần làm trong trường hợp này là rửa vòm mũi họng cho bé thật tốt bằng nước muối sinh lý ngày 3-5 lần. Cách thực hiện: Cho bé nằm nghiêng nhỏ nước muối vào lỗ phía trên cho đến khi thấy nước muối chảy ra ở lỗ bên dưới, và đổi bên làm tương tự cho bên kia.
Trong suốt khoảng thời gian trẻ có triệu chứng bệnh mẹ cần lặp lại cách thức này càng nhiều lần càng tốt. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên cho bé đi khám tại khoa nhi tai mũi họng để được thăm khám kỹ và bác sĩ có thể chỉ định cho bé sử dụng thêm một số thuốc kháng dị ứng, tan đờm hoặc thuốc chống trào ngược phù hợp với bệnh của trẻ.
Đối với trẻ hay bị ọc sữa mẹ nên chú ý đến tư thế bú của trẻ. Khi cho bé bú mẹ nên ngồi trên giường hoặc ghế vừa đủ cao để 2 chân chạm đến đất vững chắc. Không nên để bé ngửa hẳn hoặc úp hẳn vào lòng mẹ mà nên để người trẻ nghiêng hơn trẻ bình thường khoảng 30 -45 độ, cho bú vú phải trước và thôi bú ở vú bên trái và giữ nguyên ở tư thế này từ 10 -15 phút mới thay đổi tư thế khác.
Nếu trẻ bú sữa bình thì các mẹ phải giữ bình sữa nghiêng hợp lý không quá đứng làm trẻ bú nhanh hoặc nằm ngang làm trẻ bú cả hơi khí vào trong bụng. Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý chọn núm vú cao su có lỗ nhỏ làm trẻ bú chậm hơn, khi bú mẹ cũng cần lưu ý nương nhẹ không ấn mạnh vào miệng làm sữa xuống nhanh hơn.
Khi ngủ, mẹ nên cho bé nằm nghiêng đầu gối hơi cao hơn độ rộng của vai, thay đổi bên nằm thường xuyên, không nên cứ để nằm nghiêng về mãi một bên.
Nếu hiện tượng bé bị ọc sữa và thở khò khè xảy ra trong thời gian ngắn nhưng thường xuyên thì cha mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa tai khoa nhi tai mũi họng để được bác sĩ thăm khám kỹ và có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. Đừng lơ là để tình trạng bệnh của trẻ trở nên nguyên trọng hơn sẽ khiến bé chậm tăng cân, dẫn đến suy dinh dưỡng, thấp còi.
Nguồn: Marrybaby
Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Và Xử Trí Khi Trẻ Sơ Sinh Ọc Sữa trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!